tailieunhanh - Báo cáo hai trường hợp bệnh nhân chẩn đoán cơn cường giao cảm kịch phát, điều trị hiệu quả cắt cơn và dự phòng tái phát

Bài viết Báo cáo hai trường hợp bệnh nhân chẩn đoán cơn cường giao cảm kịch phát, điều trị hiệu quả cắt cơn và dự phòng tái phát giới thiệu tới quý đồng nghiệp 2 trường hợp bệnh nhân xuất hiện cơn cường giao cảm kịch phát sau đột quỵ nhồi máu cấp tính và chấn thương sọ não nặng, cấp cứu và điều trị thành công tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. | NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI BÁO CÁO HAI TRƯỜNG HỢP BỆNH NHÂN CHẨN ĐOÁN CƠN CƯỜNG GIAO CẢM KỊCH PHÁT ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ CẮT CƠN VÀ DỰ PHÒNG TÁI PHÁT Hà Mạnh Hùng1 Lê Đình Toàn1 Nguyễn Phạm Sỹ Nhân1 Nguyễn Công Thành1 Nguyễn Mạnh Tuyên1 Lê Văn Quân2 TÓM TẮT Cơn cường giao cảm kịch phát có thể xảy ra sau đột quỵ não chấn thương sọ não nặng. Đến nay cơn cường giao cảm kịch phát đã đạt được sự đồng thuận về định nghĩa đặc điểm dịch tễ tiêu chuẩn chẩn đoán điều trị triệu chứng và dự phòng tái phát cơn. Tuy nhiên các đặc điểm sinh lí bệnh của cơn cường giao cảm kịch phát vẫn chưa được hiểu biết thực sự đầy đủ rõ ràng và thống nhất. Trong bài viết này chúng tôi giới thiệu tới quý đồng nghiệp 2 trường hợp bệnh nhân xuất hiện cơn cường giao cảm kịch phát sau đột quỵ nhồi máu cấp tính và chấn thương sọ não nặng cấp cứu và điều trị thành công tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Cả 2 bệnh nhân đều xuất hiện các triệu chứng điển hình của cơn cường giao cảm kịch phát nhịp tim nhanh tăng huyết áp tăng thông khí tăng thân nhiệt rối loạn vận động tăng trương lực cơ và vã mồ hôi được điều trị cơ bản cắt cơn bằng Morphine có thể kết hợp Fentanyl Propofol điều trị dự phòng tái phát cơn bằng Gabapentin Baclofen. Từ khóa Cơn cường giao cảm kịch phát nhồi máu não cấp tính chấn thương sọ não nặng. ABSTRACT Paroxysmal sympathetic hyperactivity PSH may occur after acute ischemic stroke and severe traumatic brain injury. Up to now Paroxysmal sympathetic hyperactivity has been reached in the definition epidemiological features diagnostic criteria symptomatic treatment and relapse prevention. However the pathophysiological features of paroxysmal sympathetic hyperactivity were still not fully understood clearly and unified. In this article we introduced to our colleagues two cases of patients diagnosed with paroxysmal sympathetic hyperactivity after acute ischemic stroke and severe traumatic brain injury emergency and successfully treated at the Military Central Hospital 108. Both patients .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN