tailieunhanh - Nghiên cứu hiệu quả của gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn bằng levobupivacain 0,5% so với 0,375% dưới hướng dẫn siêu âm trong phẫu thuật chi trên

Bài viết Nghiên cứu hiệu quả của gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn bằng levobupivacain 0,5% so với 0,375% dưới hướng dẫn siêu âm trong phẫu thuật chi trên so sánh tác dụng ức chế cảm giác, vận động trong phẫu thuật và giảm đau sau phẫu thuật của gây tê ĐRTKCT đường trên đòn bằng levobupivacain 0,5% với 0,375%, cùng liều thuốc tê 2 mg/kg, dưới hướng dẫn siêu âm kết hợp máy kích thích thần kinh cơ trong phẫu thuật chi trên, và khảo sát sự thay đổi các thông số huyết động, hô hấp và các tác dụng không mong muốn của của các phương pháp gây tê này. | Nghiên cứu hiệu quả của gây tê đám rối thần kinh cánh tay đường trên đòn. ương Huế Bệnh viện Trung DOI Nghiên cứu NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA GÂY TÊ ĐÁM RỐI THẦN KINH CÁNH TAY ĐƯỜNG TRÊN ĐÒN BẰNG LEVOBUPIVACAIN 0 5 SO VỚI 0 375 DƯỚI HƯỚNG DẪN SIÊU ÂM TRONG PHẪU THUẬT CHI TRÊN Trần Duy Thịnh1 Ngô Dũng1 Trần Việt Phương1 Khoa Gây mê hồi sức B Bệnh Viện Trung Ương Huế 1 TÓM TẮT Đặt vấn đề Các phẫu thuật vùng chi trên là loại phẫu thuật rất hay gặp trong chấn thương. Có rất nhiều phương pháp phong bế đối với phẫu thuật này như gây mê toàn thân có đặt nội khí quản hoặc mask thanh quản gây tê đám rối thần kinh cánh tay ĐRTKCT . Gây tê ĐRTKCT có nhiều ưu điểm là vừa đảm bảo phong bế vừa tránh các bất lợi của gây mê toàn thân vừa giảm đau sau phẫu thuật. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu bệnh nhân gây tê ĐRTKCT bằng levobupivacain ở các nồng độ khác nhau như 0 375 0 5 0 75 với các thể tích thuốc tê khác nhau. Với mục đích là so sánh tác dụng của cùng một liều lượng nhưng khác nhau về nồng độ và thể tích của levobupivacain nhằm tìm một nồng độ thuốc tê levobupivacain thích hợp nhất trong gây tê ĐRTKCT. Đối tượng phương pháp Nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên có so sánh 100 bệnh nhân phẫu thuật chi trên từ 1 3 giữa xương cánh tay trở xuống bằng phương pháp gây tê ĐRTKCT dưới hướng dẫn siêu âm kết hợp máy kích thích thần kinh cơ chia ngẫu nhiên thành hai nhóm. Nhóm I gây tê với levobupivacain 0 5 liều lượng 2mg kg. Nhóm II gây tê với levobupivacain 0 375 liều lượng 2mg kg. Theo dõi thời gian đạt ức chế cảm giác đạt ức chế vận động thời gian kéo dài cảm giác vận động và giảm đau sau phẫu thuật. Theo dõi tần số tim huyết áp tần số thở SpO2 và thang điểm VAS vào các thời điểm 0 4 8 12 16 20 24 giờ sau phẫu thuật sự hài lòng của bệnh nhân và các tác dụng không mong muốn ở cả hai nhóm. Kết quả Tỷ lệ thành công gây tê ĐRTKCT ở hai nhóm là 100 . Thời gian đạt được ức chế cảm giác và ức chế vận động trung bình nhóm I 9 34 1 61 và 12 94 1 68 phút ngắn hơn so với nhóm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN