tailieunhanh - Du ký Việt Nam (Tập III): Phần 1

Tài liệu "Du ký Việt Nam - Tạp chí Nam Phong 1917-1934 (Tập III)" phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Lược ký đi đường bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn; Cuộc xem cổ tích miền Đông Bắc tỉnh Hải Dương; Quảng Xương danh thắng; Trẩy Chùa Hương; Cuộc đi chơi Sài Sơn; Cuộc thưởng ca ở Làng Hữu Thanh Oai; . Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết. | https https https https Lời nói đầu Du ký là một thể tài đặc biệt của văn học. Một tác phẩm du ký hay không đơn thuần chỉ là một tác phẩm văn chương mà còn có dung chứa trong đó nhiều yếu tố lịch sử địa lý giáo dục và đôi khi còn phản ánh cả phương diện chính trị xã hội nữa. Nói cách khác du ký cùng với bút ký hồi ký nhật ký ký sự phóng sự tùy bút nằm ở phần giao nhau giữa văn học và ngoài văn học. Đầu thế kỷ XX khi văn học Việt Nam chuyển mình sang hướng hiện đại hóa trên cơ sở chịu ảnh hưởng và tiếp thu văn học phương Tây thì cùng với thơ mới tiểu thuyết truyện ngắn phóng sự kịch các tác phẩm tùy bút du ký cũng rất phát triển. Trên những điều kiện xã hội thuận lợi như đội ngũ đông đảo của những người cầm bút sự nở rộ của báo chí nhà in nhà xuất bản việc xuất hiện những tác phẩm hay có giá trị ở mọi thể loại là điều tất yếu và dễ hiểu. Cũng cần phải lưu ý đến nhận xét của Lại Nguyên Ân khi ông cho rằng Sáng tác văn học thể ký thường thịnh hành ở các giai đoạn văn học sử ứng với thời kỳ xã hội có sự 5 https khủng hoảng của các quan hệ cũ nảy sinh một nếp sống mới làm tăng cường chú ý đến sự miêu tả các thói tục 1 . Có thể xem đó là một nguyên nhân nhưng cũng cần phải lưu ý rằng các thể tài này cũng khó có sự phát triển mạnh nếu như không có sự đỡ đầu của báo chí. Một minh chứng dễ nhận thấy nhất là sự xuất hiện đều đặn thường xuyên của mục Du ký trên Nam Phong Tạp chí. Những đóng góp trong việc xây dựng một nền quốc văn mới phổ biến học thuật giới thiệu những tư tưởng triết học khoa học văn chương lịch sử của cả Á và Âu trong những năm đầu thế kỷ XX của Nam Phong Tạp chí là điều đã được ghi nhận. Tồn tại 17 năm từ năm 1917 đến năm 1934 Nam Phong Tạp chí đã thực sự để lại một dấu ấn tinh thần trong tâm trí của nhiều độc giả. Với uy tín của một tờ báo chuyên về học thuật uy tín của một học giả làm chủ nhiệm kiêm chủ bút như Phạm Quỳnh Nam Phong Tạp chí đã được sự cộng tác của .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN