tailieunhanh - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Vấn đề vô thức trong phân tâm của Freud và ý nghĩa của nó

Mục tiêu của đề tài "Vấn đề vô thức trong phân tâm của Freud và ý nghĩa của nó" là làm rõ quan niệm của S. Freud về vấn đề vô thức. Từ đó chỉ ra những điểm hợp lý có khả năng vận dụng vào công tác giáo dục cũng như vấn đề giáo dục giới tính hiện nay. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CAO THỊ HUÊ VẤN ĐỀ VÔ THỨC TRONG PHÂN TÂM HỌC CỦA FREUD VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ Chuyên ngành Triết học Mã số 60 22 80 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học . NGUYỄN TIẾN DŨNG Phản biện 1 . NGUYỄN TẤN HÙNG Phản biện 2 . PHẠM VĂN ĐỨC Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa học Xã hội và Nhân văn họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 05 tháng 01 năm 2014 Có thể tìm luận văn tại - Trung tâm Thông tin - Học liệu Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế Đại hoc Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ nghĩa Freud cùng với chủ nghĩa Marx và thuyết tương đối của Ensrein là ba phát minh lớn của loài người. Chủ nghĩa S. Freud được hình thành vào đầu thế kỷ XX là một trong những trường phái lớn của chủ nghĩa nhân bản phi duy lý mà người sáng lập là một nhà bệnh học tinh thần nhà tâm lý học S. Freud. Hệ thống lý thuyết và phương pháp của S. Freud có ý nghĩa thế giới quan và nhân sinh quan triết học. Nó đã ảnh hưởng lớn đến các trường phái của chủ nghĩa nhân bản triết học phương tây hiện đại cũng như đời sống tinh thần của nhân loại nhất là ở khu vực Âu Mỹ mà Fragon trong cuốn Văn hóa thế kỷ XX của nhà xuất bản chính trị Quốc gia đã ghi Tới mức nó trở thành một bộ phận cấu thành thiết yếu của nền văn hóa thế kỷ XX . Phân tâm học từ khi ra đời đã có nhiều ý kiến khác nhau gây nhiều tranh cãi đã có những người hoan nghênh ủng hộ S. Freud nhưng cũng có rất nhiều người chưa bao giờ đọc những gì được S. Freud viết và công bố về lý thuyết của mình cũng đã ra sức chống lại S. Freud thậm chí đã viết thành những bài báo tập sách để chống lại lý thuyết của S. Freud. Đặc biệt khi S. Freud qua đời thì một số người nhân cơ hội này đã nhân danh chủ nghĩa S. Freud hay nhân danh chủ nghĩa S. Freud mới đã đưa ra những quan điểm xa lạ thậm chí trái ngược với chủ nghĩa S. Freud. Điều này đã gây

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN