tailieunhanh - Bài giảng Lập trình hướng đối tượng (Object-Oriented Programming) - Chương 4: Lớp và đối tượng của lớp

Bài giảng Lập trình hướng đối tượng (Object-Oriented Programming) - Chương 4: Lớp và đối tượng của lớp. Những nội dung chính được trình bày trong chương này gồm có: Mô tả lớp (khai báo lớp), tạo và tương tác với các đối tượng, các thành viên tĩnh của lớp (static member). Mời các bạn cùng tham khảo! | Chương 04. Lớp và đối tượng của lớp I. Mô tả lớp khai báo lớp II. Tạo và tương tác với các đối tượng III. Các thành viên tĩnh của lớp static member Ngô Công Thắng - Bài giảng LTHĐT - Chương 04 1 I. Mô tả lớp khai báo lớp 1. Cú pháp mô tả lớp khai báo lớp 2. Từ khóa public private protected 3. Khai báo dữ liệu của lớp 4. Khai báo và định nghĩa các hàm thành viên của lớp Ngô Công Thắng - Bài giảng LTHĐT - Chương 04 2 1. Cú pháp mô tả lớp định nghĩa lớp class Tên_lớp private public Dấu chấm phẩy Tên_lớp đặt theo quy tắc đặt tên Mô tả lớp đặt trước hàm main hoặc để trong một file header. Ngô Công Thắng - Bài giảng LTHĐT - Chương 04 3 2. Từ khóa public private protected Khi định nghĩa lớp ta quy định quyền truy nhập các thành phần của lớp bằng các từ khóa public private và protected. Theo sau các từ khóa này là dấu 2 chấm. Phần của lớp nằm sau từ khóa private chỉ có thể truy nhập từ bên trong lớp tức là chỉ có các thành viên của lớp mới có quyền truy nhập. Trong C nếu không sử dụng từ khóa private thì mặc định là private. Phần của lớp nằm sau từ khóa public có thể truy nhập từ bất kỳ đâu trong chương trình. Ngô Công Thắng - Bài giảng LTHĐT - Chương 04 4 2. Từ khóa public private protected tiếp Phần của lớp nằm sau từ khóa protected có thể truy nhập từ bên trong lớp và từ các lớp dẫn xuất. Thông thường người ta thường để tất cả dữ liệu là private để che giấu dữ liệu tránh những thay đổi vô tình làm hỏng dữ liệu. Tuy nhiên các hàm thành viên nên để là public sao cho các phần khác của chương trình có thể gọi chúng để bảo đối tượng làm cái gì đấy. Ngô Công Thắng - Bài giảng LTHĐT - Chương 04 5 3. Khai báo dữ liệu của lớp Khai báo dữ liệu của lớp là khai báo các biến để lưu trữ các thuộc tính của đối tượng. Việc khai báo các biến của lớp không tạo ra các ô nhớ. Nó chỉ đơn giản báo cho trình biên dịch biết về tên biến và kích thước bộ nhớ sẽ cần khi đối tượng được tạo. Khi khai báo các biến của lớp ta không khởi tạo được giá trị cho biến vì chưa có ô nhớ. Ví dụ private int x

TỪ KHÓA LIÊN QUAN