tailieunhanh - Xây dựng cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN với thành phần tôn giáo đa dạng: Phần 2

Cuốn sách "Đa dạng tôn giáo với tiến trình xây dựng cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC)" sẽ góp phần bổ sung cho các nhà nghiên cứu, học giả, và các nhà hoạt định chính sách những nhìn nhận cơ bản về vai trò của tôn giáo đối với quá trình xây dựng Cộng đồng ASCC, cũng như đóng góp vào việc đưa ra các sáng kiến cho quá trình hiện thực hóa thành công Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN. Mời các bạn cùng tham khảo phần 2 cuốn sách sau đây để biết thêm nội dung chi tiết. | CHƯƠNG 3 VAI TRÒ CỦA YẾU TỐ ĐA DẠNG TÔN GIÁO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA ASCC SAU NĂM 2015 I. TÍNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG NỘI DUNG TẦM NHÌN CỘNG ĐỒNG ASEAN 2025 Năm 1987 Ủy ban Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc đã đưa ra khái niệm phát triển bền vững Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai . Một quốc gia thật sự phát triển là ở đó người dân có thu nhập cao đời sống văn hóa sung mãn cộng đồng có những hành động làm ấm lòng thành viên xã hội đó. Điều khó thấy hơn chính là sự phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi sự bền vững trong phát triển xã hội và văn hóa vì văn hóa và xã hội là thành tố của phát triển kinh tế. Nhà xã hội học người Mỹ James Coleman 1926-1995 phân biệt ba loại vốn vốn vật thể là kết quả của những 137 Đa dạng tôn giáo với tiến trình xây dựng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN ASCC biến đổi vật thể để tạo thành những công cụ sản xuất vốn con người là kết quả của những biến đổi trong con người để cấu thành tài nghệ và khả năng thao tác và vốn xã hội. Mối quan hệ giữa ba loại vốn này được các nhà nghiên cứu kết luận như sau Một là giá trị kinh tế có thể tăng lên nhờ giá trị văn hóa Hai là vốn văn hóa giúp ta hiểu sâu hơn về ý niệm tính bền vững của phát triển. Năm 1992 Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Rio de Jainero Braxin đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI theo đó ba trụ cột phát triển bền vững được xác định là thứ nhất bền vững về mặt kinh tế hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn chất lượng thứ hai bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con người Chỉ số Phát triển con người HDI là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội bao gồm thu nhập bình quân đầu người trình độ dân trí giáo dục sức khỏe tuổi thọ mức hưởng thụ về văn hóa văn minh thứ ba bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN