tailieunhanh - Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm xử lý ô nhiễm dầu bằng vi khuẩn tạo màng sinh học trên than sinh học có nguồn gốc từ trấu

Trong nghiên cứu này, các chủng vi khuẩn tạo màng sinh học có khả năng phân hủy/chuyển hóa các thành phần có trong dầu mỏ đã được lựa chọn để bước đầu tạo chế phẩm với chất mang là than sinh học nhằm ứng dụng trong xử lý ô nhiễm dầu. Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật truyền thống như sàng lọc, đánh giá khả năng tạo màng sinh học, đánh giá mật độ vi sinh và xác định hàm lượng dầu tổng số còn lại theo TCVN 4582-88 đã được sử dụng. | Vietnam J. Agri. Sci. 2023 Vol. 21 No. 2 207-214 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2023 21 2 207-214 BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU TẠO CHẾ PHẨM XỬ LÝ Ô NHIỄM DẦU BẰNG VI KHUẨN TẠO MÀNG SINH HỌC TRÊN THAN SINH HỌC CÓ NGUỒN GỐC TỪ TRẤU Trần Thị Lương1 Đỗ Thị Liên2 Cung Thị Ngọc Mai2 Trần Thị Đào3 Trần Phương Minh4 Lê Thị Nhi Công1 2 1 Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Viện Công nghệ Sinh học Viện Hàn lâm Khoa học amp Công nghệ Việt Nam 3 Khoa Công nghệ sinh học Học viện Nông nghiệp Việt Nam 4 Trường PTTH Chuyên Khoa học Tự nhiên Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả liên hệ lenhicong@ Ngày nhận bài Ngày chấp nhận đăng TÓM TẮT Vấn đề ô nhiễm môi trường do dầu và các sản phẩm của nó gây ra đã và đang ở mức báo động vì dầu thường có độc tính cao và tương đối bền vững trong môi trường. Để giải quyết vấn đề trên các biện pháp sinh học được xem là một những cách thức xử lý triệt để thân thiện với môi trường và có chi phí thấp. Trong nghiên cứu này các chủng vi khuẩn tạo màng sinh học có khả năng phân hủy chuyển hóa các thành phần có trong dầu mỏ đã được lựa chọn để bước đầu tạo chế phẩm với chất mang là than sinh học nhằm ứng dụng trong xử lý ô nhiễm dầu. Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật truyền thống như sàng lọc đánh giá khả năng tạo màng sinh học đánh giá mật độ vi sinh và xác định hàm lượng dầu tổng số còn lại theo TCVN 4582-88 đã được sử dụng. Kết quả đã sàng lọc được bốn chủng vi khuẩn gồm Acinetobacter baumannii QN01 Rhizobium sp. DG2 Rhodococcus sp. BN5 và Stenotophomonas maltophilia QNG02. Đã xác định được nhiệt độ lên men phù hợp là 40 C và độ ẩm của chế phẩm là 40 . Chế phẩm tạo thành đã cho thấy hiệu quả loại bỏ dầu diesel lên tới 99 sau 7 ngày nuôi cấy với nồng độ dầu ban đầu là 10 g kg đất. Từ khóa Lên men màng sinh học nước thải nhiễm dầu phân hủy sinh học than sinh học. An Initial Study on oil Pollution Removal Product using Biofilm Forming Bacteria

TỪ KHÓA LIÊN QUAN