tailieunhanh - Luật 44-L/CTN - Bộ luật Dân sự

Pháp luật dân sự Việt Nam là công cụ pháp lý thúc đẩy giao lưu dân sự, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kế thừa và phát triển pháp luật dân sự Việt Nam từ trước đến nay, cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật nước nhà, | QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độ c l ậ p - T ự do -H ạ nh phúc Số 44-L CTN Hà Nội ngày 28 tháng 10 năm 1995 BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM LỜI NÓI ĐẦU Pháp luật dân sự Việt Nam là công cụ pháp lý thúc đẩy giao lưu dân sự tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kế thừa và phát triển pháp luật dân sự Việt Nam từ trước đến nay cụ thể hoá Hiến pháp năm 1992 Bộ luật dân sự có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật nước nhà tạo cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất phát huy dân chủ bảo đảm công bằng xã hội quyền con người về dân sự. Bộ luật dân sự góp phần bảo đảm cuộc sống cộng đồng ổn định lành mạnh giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết tương thân tương ái thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hoá dân tộc hình thành trong lịch sử lâu dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam góp phần xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. PHẦN THỨ NHẤT NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CHƯƠNG I NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN Điều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân tổ chức lợi ích của Nhà nước lợi ích công cộng bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự góp phần tạo điều kiện đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội. Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý của cá nhân pháp nhân và các chủ thể khác quyền nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ tài sản quan hệ nhân thân trong giao lưu dân sự xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự. Điều 2. Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước lợi ích công cộng quyền lợi ích hợp pháp của người khác Việc xác lập thực hiện quyền nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước lợi ích công cộng quyền lợi ích .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN