tailieunhanh - Tiểu thuyết Coolie (1936) của nhà văn Mulk Raj Anand từ góc nhìn phê bình hậu thuộc địa: Dự án dân tộc theo xu hướng Marxist ở Ấn Độ đầu thế kỷ XX

Bài viết "Tiểu thuyết Coolie (1936) của nhà văn Mulk Raj Anand từ góc nhìn phê bình hậu thuộc địa: Dự án dân tộc theo xu hướng Marxist ở Ấn Độ đầu thế kỷ XX" tiếp cận tiểu thuyết Coolie (1936) của nhà văn Ấn Độ Mulk Raj Anand (gọi tắt là Anand) từ góc nhìn của phê bình hậu thuộc địa, cụ thể là từ sự nhấn mạnh đến nội dung chống thực dân của hướng lý thuyết này. | Khoa học Xã hội và Nhân văn Ngôn ngữ học và văn học DOI 4 .66-72 Tiểu thuyết Coolie 1936 của nhà văn Mulk Raj Anand từ góc nhìn phê bình hậu thuộc địa Dự án dân tộc theo xu hướng Marxist ở Ấn Độ đầu thế kỷ XX Phạm Phương Chi1 Lê Thị Ngọc Ngân2 Viện Văn học 1 2 Trường THPT Xuân Áng tỉnh Phú Thọ Ngày nhận bài 26 7 2022 ngày chuyển phản biện 29 7 2022 ngày nhận phản biện 26 8 2022 ngày chấp nhận đăng 29 8 2022 Tóm tắt Với tư cách là một hướng tiếp cận văn học phê bình hậu thuộc địa có thể được dùng để đọc các tác phẩm văn học ra đời trong giai đoạn thuộc địa. Điều này xuất phát từ nội dung cơ bản nhất của phê bình hậu thuộc địa đó là nghiên cứu quá trình thuộc địa có thể truy sự khởi đầu của nó từ thời Phục Hưng và quá trình giải thuộc địa quá trình các nền văn hóa bản địa được tái thiết lập và giành ưu thế trở lại . Bài báo này tiếp cận tiểu thuyết Coolie 1936 của nhà văn Ấn Độ Mulk Raj Anand gọi tắt là Anand từ góc nhìn của phê bình hậu thuộc địa cụ thể là từ sự nhấn mạnh đến nội dung chống thực dân của hướng lý thuyết này. Bài báo nhấn mạnh dự án dân tộc theo xu hướng Marxist được hàm ẩn trong tác phẩm như là một đặc trưng của phong trào dân tộc chủ nghĩa ở Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XX. Đồng thời hướng đến khẳng định khả năng của việc đọc các tác phẩm văn học ra đời trong bối cảnh thuộc địa từ góc nhìn của phê bình hậu thuộc địa. Từ khóa chủ nghĩa Marxist Coolie Mulk Raj Anand phê bình hậu thuộc địa phong trào dân tộc Ấn Độ. Chỉ số phân loại Mở đầu như nhận định của Rob Nixon - giáo sư văn học Anh ngữ Đại học Wisconsin-Madison 3 . Xu hướng phê bình hậu thuộc địa là cách tiếp Phê bình hậu thuộc địa thường được hiểu một cách phổ biến là cận văn học lịch sử chính trị và văn hóa tập trung vào sự đối đầu hướng tiếp cận dành riêng cho bộ phận văn học ra đời vào sau thời kỳ thực dân và tập trung vào các vấn đề chủ yếu như quá trình khác biệt giữa phương Tây và phi phương Tây vốn sẽ được hàm ẩn trong diễn hóa othering di dân diaspora tính lai ghép .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN