tailieunhanh - Đánh giá kết quả triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020

Bài viết Đánh giá kết quả triển khai hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2020 đưa ra một số đề xuất tới Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa và Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả trong việc triển khai các hoạt động CTXH tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa thời gian tới. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2023 Volume 68 Issue 1 pp. 170-180 This paper is available online at http ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THANH HÓA TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 2020 Phạm Tiến Nam1 Phùng Thị Trang1 và Nguyễn Khắc Liêm2 1 Bộ môn Công tác Xã hội Trường Đại học Y tế Công cộng 2 Bộ môn Nhi Trường Đại học Y tế Công cộng Tóm tắt. Công tác xã hội CTXH trong bệnh viện có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ tâm lí-xã hội cho người bệnh người nhà người bệnh và nhân viên y tế. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm mô tả kết quả triển khai hoạt động CTXH tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trong đó nghiên cứu định lượng kết hợp với nghiên cứu định tính để đạt được các mục tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa đã triển khai được 3 7 nhiệm vụ theo Thông tư 43 2015 TT-BYT của Bộ Y tế trong giai đoạn 2016-2020. Đó là hoạt động hỗ trợ tư vấn giải quyết các vấn đề về công tác xã hội cho người bệnh và người nhà người bệnh trong quá trình khám bệnh chữa bệnh hoạt động thông tin truyền thông và phổ biến giáo dục pháp luật và hoạt động vận động tiếp nhận tài trợ. Nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất tới Bộ Y tế Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa và Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả trong việc triển khai các hoạt động CTXH tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa thời gian tới. Từ khóa công tác xã hội trong bệnh viện người bệnh bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa. 1. Mở đầu Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới WHO Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật 1 . Do đó việc chăm sóc sức khỏe không chỉ tập trung vào điều trị các triệu chứng lâm sàng trên cơ thể của người bệnh mà cần được chăm sóc sức khỏe về mặt tinh thần và hỗ trợ về mặt xã hội. Hoạt động CTXH trong bệnh viện có vai .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN