tailieunhanh - “Đối thoại” trong truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke

Bài viết “Đối thoại” trong truyện ngắn của Akutagawa Ryunosuke tập trung tìm hiểu tính đối thoại trong truyện ngắn của nhà văn Nhật Bản Akutagawa Ryunosuke. Vận dụng lí thuyết đối thoại của Nhóm Bakhtin, chúng tôi nhận thấy trong truyện ngắn của Akutagawa, các mối quan hệ được đặt ra và liên tục đối thoại, tạo nên nhiều tầng nghĩa cho văn bản, trong khi tự thân chúng cũng tạo nên các tuyến đối thoại ngầm. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2023 Volume 68 Issue 1 pp. 80-88 This paper is available online at http ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA AKUTAGAWA RYUNOSUKE Đào Thị Thu Hằng Phòng Khoa học Công nghệ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết tập trung tìm hiểu tính đối thoại trong truyện ngắn của nhà văn Nhật Bản Akutagawa Ryunosuke. Vận dụng lí thuyết đối thoại của Nhóm Bakhtin chúng tôi nhận thấy trong truyện ngắn của Akutagawa các mối quan hệ được đặt ra và liên tục đối thoại tạo nên nhiều tầng nghĩa cho văn bản trong khi tự thân chúng cũng tạo nên các tuyến đối thoại ngầm. Ngoài ra việc sử dụng bút pháp mờ hóa trong trần thuật khiến lối kể chuyện của ông luôn bao hàm trong nó tính đối thoại. Điều này không chỉ diễn ra giữa các nhân vật trong truyện mà còn giữa nhân vật người kể với người đọc đặt người đọc trong vai trò kiến tạo nghĩa cho tác phẩm. Về mặt tư tưởng đối thoại trong truyện ngắn Akutagawa cũng thể hiện sâu sắc quan điểm của ông về các giá trị nhân sinh quan như chữ tín tình huynh đệ tính dân chủ hay các chuẩn mực đạo đức khác trong cuộc sống con người. Từ khóa Akutagawa Ryunosuke Bakhtin đối thoại mờ hóa truyện ngắn Nhật Bản. 1. Mở đầu Akutagawa Ryunosuke 1892-1927 là nhà văn nổi tiếng đầu tiên và sớm nhất của thế kỉ XX đứng từ phía Nhật Bản nhìn ra thế giới bên ngoài. Ông được coi là bậc thầy truyện ngắn do đặc biệt thành công ở thể loại này là người mở cánh cửa văn học Nhật Bản ra với thế giới . Tên ông sau này trở thành tên một giải thưởng văn học uy tín vào bậc nhất cho đến nay trải qua hơn 50 năm tồn tại vẫn được ghi nhận là giải Nobel văn chương Nhật Bản 1 . Nghiên cứu về Akutagawa và truyện ngắn của ông cả trong và ngoài Việt Nam không còn là điều quá mới mẻ. Takeda trong một công trình về đối thoại nội tâm đã sử dụng lí thuyết Cái tôi đối thoại The Dialogical self của H. Hermans để nghiên cứu và nhận định Rashomon của Ryunosuke Akutagawa là một hình mẫu tự đối thoại của độc giả.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN