tailieunhanh - Yếu tố tâm linh trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 (khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu)

Bài viết Yếu tố tâm linh trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 (khảo sát qua một số tác phẩm tiêu biểu) đi vào khám phá những biểu hiện của việc thể hiện đời sống tâm linh trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 để từ đó chỉ ra sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người của văn học thời kì này cũng như bước đầu làm rõ giá trị nhân văn của một giai đoạn văn học. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Social Sciences 2023 Volume 68 Issue 1 pp. 24-30 This paper is available online at http YẾU TỐ TÂM LINH TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU 1975 KHẢO SÁT QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU Nguyễn Thị Hải Phương Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Với bài viết này chúng tôi muốn đi vào khám phá những biểu hiện của việc thể hiện đời sống tâm linh trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 như niềm tin vào những điều bí ẩn giấc mơ lạ kì sự thông linh giữa người sống và người đã chết. Qua đó chúng tôi vừa chỉ ra sự đổi mới trong quan niệm về con người của văn học thời kì này đồng thời cũng bước đầu khám phá giá trị nhân văn của một giai đoạn văn học. Từ khóa Tâm linh văn xuôi Việt Nam đương đại quan niệm nghệ thuật về con người 1. Mở đầu Từ sau 1975 nền văn học Việt Nam có sự vận động mạnh mẽ và đổi mới sâu sắc toàn diện. Những thành tựu ấy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là do sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người. Nếu như văn học 1945- 1975 chủ yếu đi sâu vào khai thác phần ý thức lí tính của con người thì văn học sau đã dành sự quan tâm đáng kể cho phần tâm linh bí ẩn. Trần Đình Sử trong bài viết Văn học và văn hoá tâm linh khẳng định Từ sau 1975 các yếu tố tâm linh ngày càng thâm nhập vào văn học. Đặc biệt từ thời đổi mới sáng tác mang yếu tố tâm linh ngày cang nhiều. Các sáng tác của các nhà văn Nguyễn Huy Thiệp Hồ Anh Thái Hòa Vang Võ Thị Hảo Nguyễn Xuân Khánh ngày càng được bạn đọc yêu chuộng thích thú 1 . Huỳnh Như Phương - người luôn quan tâm theo dõi sự vận động của văn xuôi Việt Nam đương đại cũng đã nhận thấy Ý hướng đi vào thế giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận diện hình ảnh con người đích thực là ý hướng có triển vọng của một nền văn học dân chủ 2 14 . Cũng cùng suy nghĩ như Huỳnh Như Phương Bùi Việt Thắng khẳng định Gần đây trong không ít tác phẩm văn xuôi đời sống tâm linh của con người đã được chú ý miêu tả. Đời sống tâm hồn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN