tailieunhanh - Năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội của học sinh trung học phổ thông

Bài viết Năng lực giải quyết vấn đề trong các tương tác xã hội của học sinh trung học phổ thông tập trung trình bày kết quả khảo sát thực trạng năng lực giải quyết VĐXH của học sinh THPT – được xem là một trong 4 năng lực thành phần của mô hình cấu trúc năng lực trí tuệ xã hội, qua đó phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của các em, đồng thời tìm hiểu một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ thể hiện năng lực này của học sinh THPT. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Educational Sciences 2022 Volume 67 Issue 5 pp. 141-149 This paper is available online at http NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG CÁC TƯƠNG TÁC XÃ HỘI CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Mỹ Linh1 và Nguyễn Công Khanh2 1 Học viện Khoa học Xã hội Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 2 Khoa Giáo dục Đặc biệt Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu này trình bày kết quả khảo sát 790 học sinh của 6 trường trung học phổ thông tại Hà Nội về năng lực giải quyết vấn đề trong các quan hệ xã hội là một trong 4 năng lực thành phần của trí tuệ xã hội. Kết quả khảo sát thực trạng về năng lực này cho thấy đa số học sinh có biểu hiện hành vi giải quyết vấn đề mang tính xây dựng có chiến lược ứng phó tích cực phù hợp. Đa số học sinh tự đánh giá những biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề trong các quan hệ xã hội phân loại theo điểm số từ mức độ trung bình đến tốt. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận đáng kể học sinh có cách thức giải quyết vấn đề tiêu cực chưa phù hợp thuộc nhóm có năng lực giải quyết vấn đề ở mức thấp 15 6 . Nghiên cứu này cũng đã kiểm tra một số yếu tố có thể ảnh hưởng đáng kể đến mức độ thể hiện năng lực này của học sinh. Kết quả này góp phần cung cấp thông tin hữu ích trong việc xây dựng chương trình giáo dục và là cơ sở dữ liệu đáng tin cậy khi đưa ra các giải pháp giáo dục nâng cao năng lực giải quyết vấn đề xã hội của học sinh trung học phổ thông. Từ khóa năng lực giải quyết vấn đề quan hệ xã hội học sinh trung học phổ thông. 1. Mở đầu Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông THPT được giới hạn trong độ tuổi từ 15-19 tuổi là một giai đoạn chuyển tiếp của sự phát triển từ tuổi thiếu niên sang thanh niên người lớn trẻ tuổi . Đây là giai đoạn đặc biệt duy nhất của cuộc sống vì xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi bao gồm sự chín muồi về thể chất sự biến đổi điều chỉnh tâm lí và sự biến đổi các quan hệ xã hội nhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ phát triển. Đây cũng là giai

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN