tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Công nghệ sinh học: Nghiên cứu khả năng khí hóa than của hệ vi sinh vật từ bể than Sông Hồng

Mục tiêu của luận án "Nghiên cứu khả năng khí hóa than của hệ vi sinh vật từ bể than Sông Hồng" là nghiên cứu và đánh giá được các đặc tính địa sinh học của bể than Sông Hồng, nhằm kiểm tra tính khả dụng sinh học phục vụ triển khai công nghệ khí hóa than ngầm bằng vi sinh vật; Nghiên cứu, xác nhận được sự tồn tại của hệ vi sinh vật bản địa trong bể than Sông Hồng cùng khả năng chuyển hóa than thành khí của hệ thống này theo chiều sâu của các vỉa than. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Hoàng Lan NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHÍ HÓA THAN CỦA HỆ VI SINH VẬT TỪ BỂ THAN SÔNG HỒNG Ngành Công nghệ sinh học Mã số 9420201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Hà Nội 2022 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học . Nguyễn Lan Hương Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi . giờ ngày . tháng . năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU Tính cấp thiết Quá trình gia tăng dân số đi kèm với với việc phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp phương tiện giao thông cũng như tiêu chuẩn sống đã dẫn đến quá trình gia tăng nhu cầu năng lượng toàn cầu. Theo đánh giá của IEA Việt Nam hiện đang nằm trong 10 nước đứng đầu vể tổng số các nhà máy sản xuất điện từ than với mức phát thải khí nhà kính rất lớn. Trong vòng hai thập kỷ vừa qua Việt Nam đã nhanh chóng chuyển từ nước xuất khẩu than sang nước nhập khẩu than với trữ lượng dự kiến là 50 vào năm 2025. Hiện trạng này sẽ đưa Việt Nam trong tương lai gặp nhiều vấn đề về an ninh năng lượng cũng như ô nhiễm môi trường nếu không có cách tiếp cận mới và phù hợp với nguồn than hiện có. Bể than Sông Hồng nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam là bể than lớn nhất nước ta và có tài nguyên dự báo hàng trăm tỷ tấn. Mới đây nhất theo đề án Điều tra đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng do Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thực hiện từ năm 2012 2020 đã tiến hành điều tra đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng trên diện tích km2. Kết quả tính được tổng tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng là ngàn tấn. Đây là nguồn lực khổng lồ nếu được quản lý và khai thác hiệu quả sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ kinh tế xã hội của Việt Nam. Tuy nhiên với điều kiện địa

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN