tailieunhanh - Đa dạng sinh học và sự phân bố của họ nấm lỗ (Polyporaceae) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên

Bài viết này trình bày kết quả đánh giá đa dạng sinh học và sự phân bố của các loài thuộc họ nấm lỗ (Polyporaceae) tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Thần Sa - Phượng Hoàng, tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp sử dụng chủ yếu là thu mẫu, xử lý bảo quản, phân loại mẫu, đánh giá đa dạng và vẽ sơ đồ phân bố. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SỰ PHÂN BỐ CỦA HỌ NẤM LỖ Polyporaceae TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN THẦN SA - PHƯỢNG HOÀNG TỈNH THÁI NGUYÊN Lê Thanh Huyền1 Phạm Đình Thụ2 3 Nguyễn Thành Long2 TÓM TẮT Bài báo này trình bày kết quả đánh giá đa dạng sinh học và sự phân bố của các loài thuộc họ Nấm lỗ Polyporaceae tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên. Phương pháp sử dụng chủ yếu là thu mẫu xử lý bảo quản phân loại mẫu đánh giá đa dạng và vẽ sơ đồ phân bố. Khu vực lấy mẫu là đai núi trung bình đến đai núi cao đường núi dốc và hiểm trở và đặc biệt đây là khu rừng nguyên sinh tre nứa xen kẽ trảng cỏ chính vì vậy các loài được phân bố tương đối dàn trải. Nghiên cứu thu thập được 140 mẫu nấm trong đó có 50 mẫu nấm thuộc họ Nấm lỗ với 12 chi và 18 loài khác nhau trong đó có 2 loài chưa được phân loại 16 loài đã được định danh . Loài có độ phong phú cao nhất là Lentinus sajor - caju và Trametes elegans chiếm 12 tiếp theo là các loài Cerrena unicolor Cerioporus varius Trametes versicolor chiếm 8 . . Trong tổng số 12 chi được thu thập tại Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng chi có độ phong phú về loài nhất là chi Trametes chiếm 22 20 sau đó là chi Cerioporus chiếm 16 67 chi Favolus chiếm 11 10 còn lại các chi khác mỗi chi chiếm 5 56 . Nghiên cứu này lần đầu tiên ghi nhận mới 16 loài nấm cho khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng tỉnh Thái Nguyên. Từ khóa Đa dạng sinh học họ Nấm lỗ nấm lớn Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ8 Nấm lớn giữ vai trò rất quan trọng trong việc Khu BTTN Thần Sa - Phượng Hoàng thuộc tỉnh phân hủy các chất hữu cơ để chuyển hóa thành chất Thái Nguyên nơi có hệ sinh thái rừng núi độc đáo dinh dưỡng cho hệ thực vật cấu trúc nên lớp mùn có tính đa dạng sinh học phong phú với nhiều nguồn cho đất góp phần trong sự chuyển hóa chất vô cơ gen quý hiếm đồng thời là nơi cư trú của nhiều loài trong đất. Họ Nấm lỗ Polyporaceae thuộc ngành động thực vật quý hiếm và nhiều hệ sinh thái của Nấm Basidiomycota có đặc điểm quả thể .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN