tailieunhanh - Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm" ở vùng khó khăn

Vụ GDMN – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống suy dinh dưỡng, vệ sinh an tòan thực phẩm, ngay từ đầu năm học 2002-2003 sở GD – ĐT Lâm Đồng đã xây dựng kế họach triển khai thực hiện chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an tòan thực phẩm”. | Kinh nghiệm thực hiện chuyên đề Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm ở vùng khó khăn Sở Giáo Dục - Đào Tạo Lâm Đồng Được sự chỉ đạo của Vụ GDMN - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống suy dinh dưỡng vệ sinh an tòan thực phẩm ngay từ đầu năm học 2002-2003 sở GD - ĐT Lâm Đồng đã xây dựng kế họach triển khai thực hiện chuyên đề Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an tòan thực phẩm . Sau hơn 2 năm chỉ đạo thực hiện tại các trường MN trong tòan tỉnh chúng tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau A. CÁC HÌNH THỨC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ 1. Hàng năm vào đầu năm học. Sở Giáo dục và Đào Tạo các phòng giáo dục và các trường MN đều tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ giáo viên những kiến thức cơ bản về phòng chống suy dinh dưỡng nội dung và hình thức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ MN công tác tuyên truyền giáo dục các bậc cha mẹ. Trong đó đặc biệt chú trọng việc triển khai giáo dục dinh dưỡng thông qua họat động bé tập làm nội trợ. Xây dựng các họat động chung có lồng ghép các nội dung dinh dưỡng theo chủ đề và tổ chức dự giờ cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên tòan ngành học. Đồng thời hướng dẫn các đơn vị lập kế họach 3 năm và cụ thể từng năm học. 2. Chỉ đạo các trường tổ chức tốt các họat động phòng chống suy dinh dưỡng cụ thể như - Vận động tổ chức bán trú cho trẻ tại trường đảm bảo chế độ ăn cho trẻ theo quy định thay đổi chế độ ăn thực đơn phù hợp. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần tạo bầu không khí đầm ấm giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình trẻ ăn ngon miệnghơn. . - Phát động ngày hội trứng gà và trái cây tại 11 huyện thị đảm bảo 1 tuần cho trẻ có ít nhất 1 lần ăn 1 quả trứng 1 bữa trái cây kể cả trẻ học 1 buổi vùng dân tộc . Triển khai việc tổ chức cho trẻ được uống sữa đậu nành vào mỗi buổi sáng. - Tổ chức vườn rau của bé tại các cơ sở bán trú có điều kiện về đất đai để trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên giúp trẻ trải nghiệm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN