tailieunhanh - Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
Chiều 16/10, Thủ tướng Phan Văn Khải, Phó Thủ tướng Ngô Xuân Lộc, cùng cán bộ chủ chốt một số bộ, ngành có liên quan đã đến thăm và làm việc với Bộ Công nghiệp. Bộ trưởng Đặng Vũ Chư, các Thứ trưởng cùng đông đảo cán bộ chủ chốt ngành công nghiệp đã vui mừng đón tiếp Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các đồng chí cùng đi. Bộ trưởng Đặng Vũ Chư báo cáo với Thủ tướng, Phó Thủ tướng một số nét chính về hoạt động của ngành công nghiệp 9 tháng năm 1997, những kiến nghị với chính phủ để tháo. | Ý thức được vai trò và vị trí đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, 10 năm vừa qua, đặc biệt là 5 năm 1991 – 1995 và năm 1996, nhờ hoạt động theo cơ chế mới và có những bước đi thích hợp, ngành công nghiệp đã đạt được những tiến bộ đáng tự hào và phát triển thêm một bước mới rất cơ bản, khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn ngành đạt 13,7%/năm, trong đó, công nghiệp trung ương đạt 16,13%/năm. Giá trị xuất khẩu hàng công nghiệp tăng 25,95%. Một số ngành có mức tăng trưởng bình quân cao như: thép 25,83%/năm, hóa chất phân bón 20,1%/năm, dệt may 26,3%/năm, da giầy 21%/năm. Ngành cơ khí, tuy gặp nhiều khó khăn cũng đạt mức tăng bình quân 16,3%/năm. Các ngành điện tử, giấy, sành sứ thủy tinh, rượu – bia - nước giải khát, thuốc lá, dầu thực vật, chế biến sữa có mức tăng trưởng khá, đặc biệt vài năm gần đây. Ngành điện, từ chỗ những năm đầu kỳ kế hoạch (1991 – 1992) còn thiếu nguồn ổn định cho sản xuất (đặc biệt là phía nam) đã dần dần khắc phục được tình trạng này, đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội với sản lượng điện hàng năm tăng bình quân 16%.
đang nạp các trang xem trước