tailieunhanh - Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè năm 2017 môn Giáo dục mầm non

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên hè năm 2017 môn Giáo dục mầm non với chuyên đề nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm trong trường mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo! | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN HÈ 2017 MÔN GIÁO DỤC MẦM NON Chuyên đề NÂNG CAO KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ SƯ PHẠM TRONG TRƯỜNG MẦM NON Pleiku Tháng 7 2017 2 Phần 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM VÀ ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG MẦM NON 1. Những vấn đề chung về giao tiếp sư phạm . Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lí và được biểu hiện ở các quá trình thông tin hiểu biết rung cảm ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Các đặc trưng cơ bản của giao tiếp được xác định như sau - Là quá trình con người ý thức được mục đích nội dung và những phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác. - Giao tiếp diễn ra nhằm trao đổi thông tin tư tưởng tình cảm thế giới quan nhân sinh quan nhu cầu của những người tham gia vào quá trình giao tiếp. Đặc trưng này có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. - Hoạt động giao tiếp giúp con người nhận thức hiểu biết lẫn nhau. - Quan hệ xã hội chỉ được thực hiện trong giao tiếp giữa con người với con người. - Giao tiếp được tiến hành trong một không gian thời gian và cácđiều kiện cụ thể. - Cá nhân trong giao tiếp vừa là chủ thể vừa là khách thể của giao tiếp. . Khái niệm giao tiếp sư phạm Giao tiếp của con người diễn ra trong các lĩnh vực khác nhau mang sắc thái khác nhau. Giao tiếp diễn ra trong hoạt động sư phạm mang những đặc trưng riêng của hoạt động giáo dục đào tạo con người mà trong đó diễn ra mối quan hệ liên nhân cách giữa nhiều đối tượng khác nhau trước hết là giữa nhà giáo dục với các đối tượng giáo dục giữa các lực lượng giáo dục và giữa các nhà giáo dục với nhau. Tuy nhiên trong nhà trường mầm non hoạt động sư phạm là hoạt động điển hình ở đó giáo viên và trẻ đều là chủ thể của quá trình giao tiếp và là chủ thể chính hoạt động sư phạm của nhà trường vì vậy có định nghĩa sau Giao tiếp sư phạm là sự tiếp xúc tâm lí giữa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN