tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi heo sau xử lý kỵ khí bằng quá trình tăng trưởng dính bám của Spirulina platensis có hỗ trợ chiếu sáng bằng đèn LED

Nghiên cứu "Nghiên cứu khả năng xử lý nước thải chăn nuôi heo sau xử lý kỵ khí bằng quá trình tăng trưởng dính bám của Spirulina platensis có hỗ trợ chiếu sáng bằng đèn LED" ứng dụng quá trình tăng trưởng dính bám của vi tảo Spirulina platensis để khảo sát khả năng loại bỏ amoni và phosphat trong nước. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết! | Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 22 4 2022 105-114 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI HEO SAU XỬ LÝ KỴ KHÍ BẰNG QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG DÍNH BÁM CỦA Spirulina platensis CÓ HỖ TRỢ CHIẾU SÁNG BẰNG ĐÈN LED Phạm Duy Thanh Nguyễn Mậu Trung Chính Phạm Thị Ngọc Hân Phùng Lê Thúy Hằng Nguyễn Lan Hương Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Email thanhpd@ Ngày nhận bài 03 5 2022 Ngày chấp nhận đăng 31 10 2022 TÓM TẮT Nghiên cứu này ứng dụng quá trình tăng trưởng dính bám của vi tảo Spirulina platensis để khảo sát khả năng loại bỏ amoni và phosphat trong nước. Nước thải chăn nuôi heo sau quá trình phân hủy kỵ khí được sử dụng trực tiếp làm môi trường nuôi Spirulina platensis. Kết quả nghiên cứu cho thấy vi tảo phát triển tốt trên giá thể và sinh khối tảo bám đạt 30 50 g m2. Hiệu quả loại bỏ amoni phosphat và COD của hệ thống tương ứng đạt 70 60 54 30 và 88 46 . Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng ứng dụng quá trình tăng trưởng dính bám của Spirulina platensis trong việc nuôi thu sinh khối và loại bỏ nitơ phospho trong nước thải chăn nuôi heo sau quá trình xử lý kỵ khí. Từ khóa Amoni nhu cầu oxy hóa học màng sinh học phosphat Spirulina platensis. 1. MỞ ĐẦU Hiện nay công nghệ xử lý sinh học kỵ khí kết hợp với sản xuất biogas được áp dụng để xử lý nước thải từ trại chăn nuôi heo. Tuy nhiên nguồn nước sau xử lý vẫn chứa nồng độ cao COD nitơ phospho và các chất dinh dưỡng khác 1 . Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng vi tảo có khả năng loại bỏ nitơ và phospho trong nước. Anh amp Khuyên 2020 nuôi vi tảo Chlorella sp. trong nước thải thủy sản trong bể quang sinh dạng cột để tìm hiểu khả năng xử lý nước thải nuôi tôm sú. Kết quả chỉ ra rằng có sự tăng trưởng sinh khối vi tảo cùng với sự giảm nồng độ amoni và phosphate. Hiệu quả xử lý cao nhất sau 4 ngày nuôi tảo trong hệ thống quang sinh và hiệu suất loại bỏ amoni và phosphate lần lượt là 77 54 và 79 17 2 . Nghiên cứu của Blanco và cs. 2021 sử dụng vi tảo Chlorella vulgaris để xử lý nước thải sau xử lý kỵ khí

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG