tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng hấp phụ chất khí của borophene pha tạp nguyên tử kim loại: Tính toán mô phỏng bằng DFT

Bài viết "Nghiên cứu khả năng hấp phụ chất khí của borophene pha tạp nguyên tử kim loại: Tính toán mô phỏng bằng DFT" khảo sát khả năng hấp phụ chất khí của borophene đơn lớp thông qua việc pha tạp vào lớp borophene này một nguyên tử kim loại. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tính toán mô phỏng bằng lý thuyết hàm mật độ (DFT) thông qua gói thư viện dMol3 . Mời các bạn cùng tham khảo bài viết! | Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 22 2 2022 117-123 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ CHẤT KHÍ CỦA BOROPHENE PHA TẠP NGUYÊN TỬ KIM LOẠI TÍNH TOÁN MÔ PHỎNG BẰNG DFT Phạm Minh Nguyệt Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Email phamminhnguyet261187@ Ngày nhận bài 13 01 2022 Ngày chấp nhận đăng 16 5 2022 TÓM TẮT Bài báo này khảo sát khả năng hấp phụ chất khí của borophene đơn lớp thông qua việc pha tạp vào lớp borophene này một nguyên tử kim loại. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là tính toán mô phỏng bằng lý thuyết hàm mật độ DFT thông qua gói thư viện dMol3. Trong bài đã tính toán được năng lượng hấp phụ chất khí của borophene nguyên thủy và borophene pha tạp các kim loại khác nhau. Qua đó cho thấy borophene khi được pha tạp nguyên tử kim loại chuyển tiếp có khả năng hấp phụ chất khí tốt hơn borophene nguyên thủy. Điều này lại không đúng với các kim loại kiềm và kiềm thổ. Đây là một tính toán mô phỏng mang tính định hướng cho các nghiên cứu ứng dụng liên quan đến chế tạo các cảm biến chất khí độc hại. Từ khóa Borophene đơn lớp DFT dMol3 năng lượng hấp phụ cảm biến chất khí. 1. MỞ ĐẦU Việc phát hiện các chất khí độc hại ngày càng trở nên cần thiết đặc biệt trong các ngành như môi trường giám sát chất lượng không khí trong nhà trong nông nghiệp trong công nghiệp và trong các hầm mỏ. Không phát hiện kịp thời các khí độc có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể con người 1 . Do đó việc phát triển ra các thiết bị có thể phát hiện kịp thời các khí độc hại ngày càng trở nên quan trọng. Điều đó dẫn đến việc tìm ra vật liệu cảm biến khí độc có độ nhạy cao gọn nhẹ và ổn định là điều cực kỳ cần thiết. Cho đến nay các vật liệu sử dụng cho các cảm biến khí vẫn chủ yếu là các vật liệu dạng rắn. Tuy nhiên các nhà khoa học luôn mong muốn nâng cao tỷ lệ giữa bề mặt tiếp xúc và thể tích vật rắn để phát triển các vật liệu cảm biến tốt. Điều này cho thấy vật liệu 2D hoàn toàn có thể đáp ứng yêu cầu để trở thành các vật liệu cảm biến tốt. Do đó vật liệu 2D

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN