tailieunhanh - Thiếc – Sn

Thiếc là kim loại mềm, có màu trắng bạc, dễ dát thành lát mỏng 0,005mm. Sn được ưa chuộng trong kỹ thuật và đời sống là do Sn có sức chống ăn mòn cao, muối Sn không độc, Sn dễ nấu chảy và có thể luyện thành hợp kim cao cấp. Từ năm 1820 do biết được cách chế tạo sắt tây nên Sn đã trở thành một trong những nguyên liệu quan trọng bậc nhất. | Là nguồn quan trong cung cấp thiếc. Trong các mỏ điển hình khí hóa có casiterit, vonframit, thạch anh, mica chứa Li, topaz, apatit, hiếm gặp có molipdenit, sielit, bismut, asenopyrit. Về phương diện thành phần và điều kiện thành tạo chia ra các phụ kiểu: greizen, topaz – thạch anh, fenspat – thạch anh, thạch anh. Hai phụ kiểu sau là dạng chuyển tiếp sang nhóm mỏ nhiệt dịch. Mỏ có dạng stock, mạch. Mỏ kiểu này gặp ở Malaixia, đông nam Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan Các mỏ nhiệt dịch nhiệt độ cao liên quan với các xâm nhập axit, siêu axit thành tạo ở độ sâu và nông. Điển hình cho loại mỏ này là mỏ Coocmuôn ( Anh ). Mỏ liên quan với xâm nhập granit pocfia tuổi C. Quặng thường dạng mạch và đới cà nát. Dọc các đứt gãy muộn hơn thẳng góc với các đới mạch nói trên có nhiều mạch quặng đa kim . Trong vùng mỏ có sự phân đới ngang và thẳng đứng. Phân đới ngang: dọc trục khối xâm nhập phát triển quặng hóa Cu – W – Sn, ở hai phía bắc và nam xuất hiện quặng hóa đa kim, siderit, rodocrozit. Các mạch tuamalin – casiterit nằm trong khối xâm nhập granit, ở đới tiếp xúc trong xuất hiện wonframit, chancopyrit, stanin, asenopyrit. Xa hơn trong các khe nứt muộn chứa quặng đa kim và Sb. Hiện tượng phân đới theo chiều thẳng đứng cũng có đặc tính như vậy, từ trên mặt đất xuống sâu tới 125m quặng hóa gồm stibmit, cacbonat Fe, Mn, từ 550 -750m xuất hiện khoáng hóa Cu lẫn W, dưới sâu là khoáng Sn lẫn W. trong quặng còn chứa một hàm lượng As, Co và muối U. Về nguồn gốc, mỏ Coocmuôn thuộc thành tạo nhiệt dịch nhiệt độ cao thành hệ thạch anh – casiterit và thành hệ sunfua – casiterit.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN