tailieunhanh - Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện và đàm phán, thuyết phục: Phần 2

Nối tiếp nội dung của phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Kỹ năng tư duy phản biện và đàm phán, thuyết phục" tiếp tục cung cấp tới các bạn nội dung kiến thức về: Nội hàm kỹ năng và cách rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện; Khái niệm tư duy phê phán; Khái niệm kỹ năng tư duy phê phán; . Mời các bạn cùng tham khảo! | TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN SÂU KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN - NỘI HÀM KỸ NĂNG VÀ CÁCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NÀY Trong Tâm lý học Kỹ năng tư duy phản biện được gọi là Kỹ năng tư duy phê phán. Việc am hiểu từng phần trong cấu trúc của kỹ năng này sẽ giúp chúng ta biết rõ nên rèn luyện những kỹ thuật nào để hình thành nên toàn bộ kỹ năng tư duy phê phán. Sau đây là trích đoạn nghiên cứu về kỹ năng này trong đề tài nghiên cứu khoa học có tên Kỹ năng tư duy phê phán của sinh viên đại học tại của cùng tác giả. 1. Khái niệm tư duy Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Trên thực tế tư duy chỉ xuất hiện khi gặp một tình huống có vấn đề. Đó là những tình huống có một bài toán một câu hỏi hay một nhiệm vụ phải giải quyết mà những hiểu biết cũ phương pháp hành động cũ tuy c ̣òn cần thiết nhưng không đủ sức giải quyết. Muốn giải quyết người ta phải tìm cách thức mới tức là con người phải tư duy. Như vậy tư duy chỉ xuất hiện khi có hoàn cảnh có vấn đề. Tư duy chỉ giải quyết một vấn đề mới mẻ chưa biết hoặc chưa có kinh nghiệm cũ để giải quyết. Tuy nhiên những vấn đề mới nhiều vô cùng vì sự hiểu biết của con người là hữu hạn những điều chưa biết là vô hạn nhưng không phải vấn đề gì cũng làm con người cũng tư duy mà tính có vấn đề chỉ kích thích người ta tư duy khi con người ý thức được tình huống có vấn đề nhận thức được mâu thuẫn chứa đựng trong vấn đề và chủ thể phải có nhu cầu giải quyết và có những tri thức cần thiết có liên quan tới vấn đề cần giải quyết. Sản phẩm của tư duy là các khái niệm và phán đoán. Phán đoán phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng bằng cách liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định một đặc điểm một thuộc tính của đối tượng. Nói cách khác phán đoán là tư tưởng ý nghĩ quan điểm quan niệm. đã định hình trong tư duy phản ánh các hiện tượng ở một phẩm chất xác định mà có thể .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN