tailieunhanh - Hãy dám biết! (hay tư duy nguyên tắc)

“Khẩu hiệu” của sự khai minh là gì? Immanuel Kant (1724 – 1804) hô lên bằng tiếng Latinh: “Sapere aude!”, “Hãy dám biết!” Phải có gan như thế mới thoát ra được vòng tù hãm của đời thường. Phải “dám” như thế mới thoát ra khỏi sự không trưởng thành vì lười và nhát. | Hãy dám biết hay tư duy nguyên tắc Khẩu hiệu của sự khai minh là gì Immanuel Kant 1724 - 1804 hô lên bằng. tiếng Latinh Sapere aude Hãy dám biết Phải có gan như thế mới thoát ra được vòng tù hãm của đời thường. Phải dám như thế mới thoát ra khỏi sự không trưởng thành vì lười và nhát. Lười vì ngại nhức đầu và nhát vì e sợ quyền uy của người khác của người đi trước. Trẻ con đương nhiên là chưa trưởng thành nhưng chính trẻ con là kẻ. dám biết hơn ai hết. Trẻ con không ngần ngại hỏi là gì và tại sao luôn miệng. Chúng muốn đi ra đàng sau sự vật muốn biết căn nguyên của mọi sự. Người lớn thường. nhát hơn trẻ con nhưng tất nhiên tinh vi hơn. Khoa học đi tìm nguyên nhân và định luật. Nhà khoa học có lẽ chỉ nêu lại những câu hỏi của trẻ con một cách chi tiết hơn rắc rối hơn Triệt để hơn nữa triết học đặt ra những câu hỏi cơ bản và đòi hỏi những câu trả lời cơ bản nghĩa là có tính nguyên tắc. Theo nghĩa rộng tư duy nguyên tắc là tư duy trừu tượng nói chung. Còn theo nghĩa hẹp nó là tư duy chuyên tra hỏi về. những nguyên tắc gồm bốn cấp độ xác định khái niệm tìm bản chất tìm nguyên nhân và sau cùng tìm nguyên tắc kể cả nguyên tắc hay căn nguyên tối hậu. Tư duy bề ngang và tư duy bề dọc Muốn xác định khái niệm cần tối thiểu một năng lực trừu tượng hoá nào đó để từ những cái cá biệt rút ra cái chung cái phổ biến. Cái phổ biến buộc lòng phải gạt bỏ nhiều nét phong phú trong sự vật nó luôn là sự giản lược và đó là chỗ yếu của nó. Khái niệm chó bao hàm mọi con chó mọi loại chó nhưng không thể cho biết những đặc điểm riêng có của chú chó cưng của tôi. Nhưng bù lại nó giúp người ta đi sâu hơn vào sự vật vì sự vật có thể còn là cái gì nhiều hơn vẻ bề ngoài hay còn là cái gì khác hơn điều nó bộc lộ ra. Nếu không có sự hoài nghi cơ bản ấy để phân biệt giữa hiện tượng và bản chất giữa tồn tại và vẻ ngoài . ắt sẽ không có triết học và cả khoa học nữa. Nhưng có chỗ khác nhau. Triết học phát triển một tư duy nguyên tắc không chỉ theo bề ngang theo đường thẳng tuyến tính để đi từ hiện .