tailieunhanh - Tốc độ rơi lắng của một số đồng vị phóng xạ tự nhiên trong không khí tại Ninh Thuận và Đồng Nai

Bài viết Tốc độ rơi lắng của một số đồng vị phóng xạ tự nhiên trong không khí tại Ninh Thuận và Đồng Nai trình bày việc thu nhận thông số vận chuyển của một số đồng vị phóng xạ trong môi trường không khí đẻ làm số liệu đầu vào của mô hình phát tán thải phóng xạ và đánh giá liều công chúng xung quanh cơ sở hạt nhân có lò phản ứng nghiên cứu. | TỐC ĐỘ RƠI LẮNG CỦA MỘT SỐ ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ TỰ NHIÊN TRONG KHÔNG KHÍ TẠI NINH THUẬN VÀ ĐỒNG NAI Nguyễn Văn Phú Lê Như Siêu Trần Đình Khoa Nguyễn Đình Tùng Nguyễn Thị Thanh Nga Trương Ý Viện Nghiên cứu hạt nhân 01 Nguyên Tử Lực Tp. Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng Email Tóm tắt Thông số vận chuyển của một số đồng vị phóng xạ trong môi trường không khí là số liệu đầu vào của mô hình phát tán thải phóng xạ và đánh giá liều công chúng xung quanh cơ sở hạt nhân có lò phản ứng nghiên cứu. Tốc độ rơi lắng của các đồng vị 7 Be 40K 232Th 238U và 210Pb trong không khí đã được khảo sát tại Ninh Thuận và Đồng Nai. Tốc độ rơi lắng của các nhân phóng xạ trong không khí nói trên đã được tính toán thông qua hoạt độ của chúng trong son khí và rơi lắng. Hoạt độ các đồng vị phóng xạ 7 Be 210Pb 232Th 238U và 40K trong rơi lắng và son khí được phân tích bằng phương pháp phổ kế gamma phông thấp với độ phân giải cao. Kết quả cho thấy dải tốc độ rơi lắng của các đồng vị phóng xạ 7Be 210Pb 232Th 238U và 40K trong không khí là 0 02 1 71 1 48 27 46 0 28 23 63 0 77 26 13 và 0 03 1 53cm s với các giá trị trung bình là 0 48 12 08 7 43 7 48 và 0 51cm s tương ứng. Kết quả cho thấy tốc độ rơi lắng vùng khảo sát là phù hợp cho vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới và có thể đóng góp vào cơ sở dữ liệu về thông số vận chuyển của thế giới. Từ khóa Tốc độ rơi lắng son khí phóng xạ thông số vận chuyển. I. MỞ ĐẦU Nghiên cứu và kiểm soát phóng xạ môi trường là một lĩnh vực khoa học ra đời và phát triển cùng với việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào các lĩnh vực hoạt động khác nhau của con người. Những công trình đầu tiên về nghiên cứu phóng xạ môi trường được thực hiện vào những năm 20 - 30 của thế kỷ XX liên quan đến vấn đề khảo sát phân bố và đánh giá tác động của bức xạ ion hóa lên cơ thể sống trong các vùng có hàm lượng cao của các đồng vị phóng xạ tự nhiên U Ra Th và con cháu của chúng. Các nghiên cứu về phóng xạ môi trường đặc biệt là cần thiết sau việc tiến hành các vụ thử vũ khí hạt nhân

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.