tailieunhanh - Mối gây hại đập hồ chứa nước ở tỉnh Quảng Nam

Bài viết Mối gây hại đập hồ chứa nước ở tỉnh Quảng Nam nghiên cứu xác định loài mối gây hại đập là cần thiết và là cơ sở khoa học để lựa chọn biện pháp phòng trừ mối phù hợp với hiện trạng thực tế. | BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5 DOI MỐI GÂY HẠI ĐẬP HỒ CHỨA NƯỚC Ở TỈNH QUẢNG NAM Nguyễn Thị My1 Nguyễn Quốc Huy1 Nguyễn Minh Đức1 Nguyễn Văn Quảng2 Tóm tắt. Quảng Nam là tỉnh có lợi thế về thủy điện và thủy lợi với gần trăm công trình đập hồ chứa nước. Tuy nhiên có nhiều công trình đang tiềm ẩn bị mất an toàn do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó mối là một trong số loài sinh vật gây hại đối với đập hồ chứa nước cần được quan tâm nghiên cứu. Để góp phần đảm bảo an toàn đập hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu tình hình mối gây hại tại 7 công trình đập hồ chứa nước. Kết quả điều tra đã xác định được 15 loài mối phân bố ở khu vực nghiên cứu trong đó 12 loài gây hại và Odontotermes hainanensis là loài gây hại nhất. Đây là cơ sở khoa học để xác định biện pháp phòng trừ mối hiệu quả bảo vệ an toàn đập hồ chứa nước ở tỉnh Quảng Nam. Từ khóa Đập hồ chứa nước gây hại mối. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tự nhiên mối là sinh vật vô cùng hữu ích bởi chúng tham gia vào quá trình phân giải vật chất hữu cơ có nguồn gốc từ xenlulô để tạo thành đường và các chất đơn giản hơn trong chu trình chuyển hoá vật chất Abe 1979 . Đồng thời mối cũng là một nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho nhiều sinh vật khác. Tuy nhiên xét về khía cạnh đời sống kinh tế - xã hội con người một số loài mối lại được coi là những sinh vật gây hại. Chúng không chỉ là đối tượng gây hại các công trình nhà cửa Trịnh Văn Hạnh và cộng sự 2017 cây trồng Nguyễn Văn Quảng và cộng sự 2007 mà chúng còn là sinh vật gây hại công trình thuỷ lợi thủy điện đê đập hồ chứa nước Vũ Văn Tuyển 1982 Nguyễn Quốc Huy 2011 . Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam nơi có địa hình phức tạp địa hình dốc từ Tây sang Đông và được phân thành 3 vùng chính vùng núi vùng đồi núi trung du và vùng đồng bằng ven biển. Trong đó đồi núi chiếm trên 3 4 diện tích mức độ chia cắt mạnh độ dốc lớn thường gây ra các .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN