tailieunhanh - Lịch sử Campuchia phần 1
Lịch sử Campuchia Chu Đạt Quan (周达观) và thời kỳ rực rỡ cuối cùng Sau cái chết của vua Jayavarman VII, con trai ông Indravarman II (trị vì 1219-1243) lên ngôi. Giống như cha mình, ông là một Phật tử và ông đã cho xây xong một loạt chùa chiền được khởi công từ thời cha mình. Ông không thành công về mặt chiến tranh. Năm 1220, người Khmer rút khỏi nhiều tỉnh mà trước đó đã chiếm được của Chăm-pa. Về phía tây, các thần dân người Thái của ông đã nổi lên chống lại và thành lập nên. | Lịch sử Campuchia Chu Đạt Quan và thời kỳ rực rỡ cuối cùng Sau cái chết của vua Jayavarman VII con trai ông Indravarman II trị vì 1219-1243 lên ngôi. Giống như cha mình ông là một Phật tử và ông đã cho xây xong một loạt chùa chiền được khởi công từ thời cha mình. Ông không thành công về mặt chiến tranh. Năm 1220 người Khmer rút khỏi nhiều tỉnh mà trước đó đã chiếm được của Chăm-pa. Về phía tây các thần dân người Thái của ông đã nổi lên chống lại và thành lập nên vương quốc Xiêm đầu tiên là Vương quốc Sukhothai và đẩy lùi người Khmer. Trong 200 năm tiếp theo người Thái đã trở thành đối thủ chính của Kambuja. Jayavarman VIII trị vì 1243-1295 kế nhiệm Indravarman II. Trái với các vua trước đó Jayavarman VIII theo Ân Độ giáo và là một người chống Phật giáo một cách kịch liệt. Ông đã cho phá hủy phần lớn các tượng Phật ở Đế quốc này các nhà khảo cổ ước đoán có khoảng hơn trong đó còn rất ít phế tích còn sót lại đến ngày nay và cho chuyển các chùa Phật giáo thành đền thờ Ân Độ giáo. Từ bên ngoài Đế quốc Khmer đang bị quân Nguyên Mông của tướng Sagatu của Hốt Tất Liệt đe dọa. Ông ta đã tránh đụng độ với quân Mông Cổ khi đó đã chiếm hết Trung Hoa bằng cách cống nạp hàng năm cho nhà Nguyên. Triều đại của Jayavarman VIII kết thúc năm 1295 khi ông bị con rể là Srindravarman trị vì 1295-1309 lật đổ. Vua mới là người theo Phật giáo Nam truyền Theravada một trường phái của Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á từ Sri Lanka và sau đó lan ra khắp khu vực. Tháng 8 1296 một sứ thần Trung Hoa là Chu Đạt Quan đến Angkor và ở lại triều đình của vua Srindravarman cho đến 1297. Chu Đạt Quan không phải là người đầu tiên hay người cuối cùng viếng thăm vương quốc Khmer nhưng cuộc viếng thăm của ông trở nên nổi tiếng vì ông đã ghi chép lại cuộc sống ở Angkor một cách chi tiết. Miêu tả của ông ngày nay là nguồn tham khảo quan trọng nhất để tìm hiểu về Angkor. Ngoài các miêu tả về các đền lớn như Bayon Baphuon và Angkor Wat mà nhờ Chu Đạt Quan chúng ta được biết rằng các tháp của Bayon đã .
đang nạp các trang xem trước