tailieunhanh - Vai trò của Đông Dương tạp chí trong việc hình thành thể loại kịch tại Việt Nam

Bài viết "Vai trò của Đông Dương tạp chí trong việc hình thành thể loại kịch tại Việt Nam" trình bày quá trình thâm nhập của thể loại kịch có thể kể từ việc thực dân Pháp đưa vào chương trình học ở Việt Nam nhiều tác phẩm văn học Pháp, trong đó có kịch bản văn học. Do đó, nhiều người xuất thân từ nhà trường Pháp – Việt đã nắm bắt sơ bộ về kịch bản, sân khấu và chính họ chứ không ai khác đã cầm lá cờ tiên phong trong việc xây dựng nền kịch nói nước ta. Mời các bạn cùng tham khảo! | VAI TRÒ CỦA ĐÔNG DƯƠNG TẠP CHÍ TRONG VIỆC HÌNH THÀNH THỂ LOẠI KỊCH TẠI VIỆT NAM Tạ Anh Thư TÓM TẮT Quá trình thâm nhập của thể loại kịch có thể kể từ việc thực dân Pháp đưa vào chương trình học ở Việt Nam nhiều tác phẩm văn học Pháp trong đó có kịch bản văn học. Do đó nhiều người xuất thân từ nhà trường Pháp Việt đã nắm bắt sơ bộ về kịch bản sân khấu và chính họ chứ không ai khác đã cầm lá cờ tiên phong trong việc xây dựng nền kịch nói nước ta. Một trong số đó là Nguyễn Văn Vĩnh với tờ Đông Dương tạp chí. Đóng góp của Đông Dương tạp chí đối với thể loại này chủ yếu là trên phương diện kịch bản. Từ Khoá Đông Dương tạp chí Kịch Việt Nam Nguyễn Văn Vĩnh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kịch là một thể loại mới có nguồn gốc từ phương Tây và du nhập vào Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX. Kịch ra đời để đáp ứng những nhu cầu thị hiếu của lớp công chúng mới. Dù rằng trước đó nước ta cũng đã có những thể loại tuồng chèo. Tuy vậy trong bối cảnh xã hội giao thời đầu thế kỷ XX lớp thị dân mới đã nảy sinh những nhu cầu mới theo sự thay đổi của tâm thức xã hội. Những cải biến ở thể loại tuồng chèo cũng đã đem lại một số thành tựu nhất định tuy nhiên vẫn không cứu vãn nổi tình hình. Nói như Nguyễn Văn Vĩnh trong Đông Dương tạp chí thì sân khấu ta xưa chỉ là một ước thể nghĩa là chỉ dùng những cách phác diễn ra cho người ta biết việc thế nào mà thôi chứ không cần phải tả cho in sự thực . Tuy là một thể loại văn học sinh sau đẻ muộn nhưng kịch lại có ý nghĩa đặc biệt. Có thể nói cùng với tiểu thuyết và Thơ Mới sự ra đời và phát triển của kịch nói đã tạo một bước ngoặt trong lịch sử văn học Việt Nam. Kịch là một trong ba loại hình văn học bên cạnh tự sự và trữ tình. Nó được coi là một loại hình nghệ thuật tổng hợp vừa thuộc về sân khấu vừa thuộc về văn học. 2. NỘI DUNG Như đã trình bày để hiện đại hoá văn học Việt Nam cần phát triển các thể loại mới. Trữ tình vốn là thế mạnh của nền văn học trung đại vì vậy cần phải ưu tiên hơn cho thể loại tự sự và kịch. Về mặt cải cách ngôn ngữ văn học thể .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.