tailieunhanh - Vài nét về lịch sử khoa học Bản đồ

Trên thế giới, ở nhiều nước đã hình thành môn lịch sử bản đồ học. Lịch sử Bản đồ học nghiên cứu những yếu tố, các giai đoạn và quy luật phát triển cũng như sự hiểu biết và hoạt động thực tiễn của loài người trong lĩnh vực này. | Khái niệm về biểu thị bản đồ trên mặt đất cong lên mặt phẳng thuộc công của các nhà bác học Hy lạp cổ đại. Họ đã xác định được hình dạng thật của trái đất(hình cầu), tính được kích thước của nó, và đã biết chia thành các đường kinh tuyến, vĩ tuyến và thiết lập lưới chiếu đồ. Tác giả của công trình này là nhà bác học Eratoxphen(276-194)TCN). Trong giai đoạn cổ đại, khoảng cuối thế kỷ I, II ở La Mã cổ đại, sự phát triển kến thức về bản đồ đã đạt tới đỉnh cao. Từ năm 90 đến năm 168(thời kỳ Đế quốc La Mã hưng thịnh)nhà bác học La Mã gốc Ai Cập Klapvơđia PTôlemây đã đưa ra những lý thuyết, định nghĩa chính xác về môn bản đồ học, ông đã xây dựng lưới chiếu đồ, cơ sở thiết lập 27 tấm bản đồ thế giới và 26 tấm bản đồ tỉ lệ lớn trên các lục địa : như bản đồ các nước, bản đồ các thành phố, cácdãy núi, con sôngtrong các bản đồ đó vị trí của các vùng được xác định bằng toạ độ địa lý, phục vụ cho việc nghiên cứu các quốc gia cổ đại thời bấy giờ. Đó là một công trình nổi tiếng cho tới tận ngày nay.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG