tailieunhanh - Vốn xã hội và việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam hiện nay

Bài viết Vốn xã hội và việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam hiện nay phân tích nhận thức của sinh viên tốt nghiệp về vai trò vốn xã hội; tác động của vốn xã hội tới việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học (nghiên cứu trường hợp của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), từ đó khuyến nghị các giải pháp tăng cường vốn xã hội cho sinh viên nhằm nâng cao cơ hội việc làm cho sinh viên khi tốt nghiệp. | Vốn xã hội và việc làm của sinh viên tốt nghiệp đại học ở Việt Nam hiện nay Nguyễn Ngọc Sơn1 Đặng Sao Mai2 1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email sonnn@ 2 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Email dsaomai@ Nhận ngày 19 tháng 12 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 5 năm 2020. Tóm tắt Vốn xã hội là một trong những nguồn vốn của mỗi cá nhân có vai trò quan trọng trong sự tích lũy vốn con người và là cơ hội để mỗi cá nhân có thể tìm kiếm việc làm hay thăng tiến trong công việc. Nhiều nghiên cứu cho thấy sinh viên tốt nghiệp sử dụng vốn xã hội như là một kênh tìm việc quan trọng nhất. Tuy nhiên vốn xã hội của sinh viên hiện nay còn khá hạn chế với sự tham gia vào các hoạt động xã hội vào các mạng lưới quan hệ xã hội còn rất ít. Điều này dẫn đến những thách thức đối với sinh viên khi tìm kiếm việc làm và cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Vấn đề tăng cường vốn xã hội của sinh viên đang được rất ít các trường đại học quan tâm và việc nghiên cứu vốn xã hội của sinh viên ở các trường đại học Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng để nhận diện thực trạng vốn xã hội của sinh viên từ đó đề xuất những định hướng giải pháp nhằm nâng cao vốn xã hội của sinh viên và tăng các cơ hội việc làm cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam3. Từ khóa Vốn xã hội sinh viên việc làm. Phân loại ngành Kinh tế học Abstract Social capital which is one of the sources of capital of each individual plays an important role in the accumulation of human capital. It is also an opportunity for each individual to seek employment or advance in the job. Many studies show that graduates use social capital as the most important channel in seeking employment. However students social capital today is still rather limited given their little participation in networks of social activities. This leads to challenges they face when looking for jobs and opportunities for career advancement. The issue of increasing their social capital has been paid with not much attention to by universities. The study

TỪ KHÓA LIÊN QUAN