tailieunhanh - Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Bài viết "Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá sinh viên ngành Giáo dục tiểu học, trường Đại học Thủ đô Hà Nội" phân tích thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Thủ đô Hà Nội từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá. Mời các bạn cùng tham khảo! | NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TS. Vũ Thị Thương ThS. Phùng Thị Thu Thủy 1 Tóm tắt Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư CMCN đã đánh dấu một bước tiến phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ của nhân loại đặt ra những thách thức lớn cho giáo dục Việt Nam. Cùng với sự thay đổi của các phương pháp hình thức tổ chức dạy học phù hợp với xã hội thông tin chú trọng tới chất lượng kiểm tra đánh giá cho người học cũng là chìa khóa đảm bảo hiệu quả của quá trình dạy học. Kiểm tra đánh giá là khâu then chốt của quá trình dạy học tác động lớn đến chất lượng đào tạo. Bài viết phân tích thực trạng công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Thủ đô Hà Nội từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá. Từ khóa Chất lượng Đại học Thủ đô Hà Nội ngành Giáo dục Tiểu học kiểm tra đánh giá sinh viên. 1. MỞ ĐẦU Bên cạnh những tác động lớn đối với nền kinh tế thì cách mạng công nghiệp CMCN có ảnh hưởng không nhỏ đến ngành giáo dục nước ta. CMCN đòi hỏi sự đóng góp năng động tự lập tự do tự học tự nghiên cứu nhất là óc sáng tạo của mọi giới. Giảng viên sẽ phải dạy người học cách tự học tự tư duy tự tiến bộ. Trong cuộc cách mạng này mỗi người phải tự vận động biến đổi và hoàn thiện mình. Trong bối cảnh đó đặc biệt là môi trường giáo dục đại học giảng viên ngoài truyền thụ những tri thức kỹ năng thì quan trọng hơn giảng viên phải là người tổ chức cho sinh viên thực hiện những hoạt động. Trên cơ sở những hoạt động ấy làm cho người học khám phá trải nghiệm tương tác từ đó làm chủ được những tri thức kỹ năng và thay đổi thái độ tạo dựng được hứng thú niềm tin và trên cơ sở đó nhằm biến đổi chính chủ thể là người học. Dạy học tích cực phải hình thành ở người học năng lực quan sát thu thập thông tin năng lực tự đánh giá năng lực phát hiện giải quyết vấn đề năng lực giao tiếp năng lực sử dụng ngôn ngữ năng lực sáng tạo năng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.