tailieunhanh - Ứng xử cũng cần chuyên nghiệp
“Công ty chưa sắp xếp ổn định phòng ban, cô tạm thời ngồi đây nhé!”, vừa nói, vị trưởng phòng vừa chỉ tay vào chiếc bàn trong góc. Xuân Hà, 22 tuổi, cử nhân Ngữ văn Anh, như không tin vào mắt mình. | Ứng xử cũng cần chuyên nghiệp “Công ty chưa sắp xếp ổn định phòng ban, cô tạm thời ngồi đây nhé!”, vừa nói, vị trưởng phòng vừa chỉ tay vào chiếc bàn trong góc. Xuân Hà, 22 tuổi, cử nhân Ngữ văn Anh, như không tin vào mắt mình. Trên bàn ngổn ngang giấy tờ cùng vô số thứ linh tinh khác. Mất gần buổi sáng để dọn dẹp bàn làm việc, Hà phải cố chống chọi với cơn đau lưng để hoàn tất bản thảo hợp đồng sếp yêu cầu. Ngày đầu tiên làm việc ở công ty dầu khí tư nhân của cô kết thúc như thế. Cách hành xử kinh hoàng của sếp Suốt tuần đó, Hà được mọi người trong phòng “chỉ định” làm một số việc lặt vặt. Thế nhưng, khi thắc mắc với trưởng phòng, cô chỉ nhận được yêu cầu duy nhất: ”Cứ việc đi làm đúng giờ!”. Quá nản, Hà xin nghỉ. Cô không nhận được bất kỳ lời giải thích nào cũng như tiền công suốt một tuần đi làm từ công ty. Hà không phải là nạn nhân duy nhất của lối cư xử kém văn hoá từ một số doanh nghiệp. Hiện nay, cách hành xử này đang trở thành vấn đề khiến nhiều người bức xúc, nổi cộm nhất là việc “quỵt” hợp đồng lao động. Vân Thanh, 28 tuổi, nhân viên PR của một công ty quảng cáo tại , , bức xúc khi nói về công ty cũ: “Mỗi nhân viên khi được nhận vào công ty phải ký trên thư chấp thuận làm việc”. “Hầu hết chúng tôi không được ký hợp đồng lao động, có thể bị đuổi việc bất cứ lúc nào. Việc được bồi thường, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế càng là chuyện không tưởng”. Ngoài ra quy định đóng phí phạt tại một số doanh nghiệp cũng khiến nhiều nhân viên đau đầu. Thu Hương, 26 tuổi, nhân viên kinh doanh của một công ty ở , , đã bị trừ hơn 1/3 tiền lương trong 3 tháng đầu tiên. Lý do bị phạt của cô: ngồi đọc báo, phạt; bắt gặp đang nhắn tin, phạt; đi vệ sinh quá 3 lần trong giờ làm việc cũng phạt. Bên cạnh đó còn nhiều lý do khác mà cô không nhớ hết. “Bỏ công sức ra làm kiếm tiền mà cứ bị cắt xén, tôi và nhiều đồng nghiệp khác rất ấm ức!”, Hương tâm sự. Văn hoá doanh nghiệp đã biến mất? Trong thời buổi kinh tế hội nhập, văn hoá doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để giữ chân người tài. Tuy nhiên, tư tưởng “Tôi bỏ tiền ra thuê và mua sức lao động nên có toàn quyền” vẫn còn in sâu trong nhận thức của một số người. Họ tự cho phép mình quyền sai bảo, cư xử thiếu tế nhị với nhân viên. Trong khi người lao động tha thiết mong mỏi những thay đổi tích cực thì doanh nghiệp vẫn thờ ơ về cách đối xử với nhân viên. Trái lại, ở một số công ty, các tập đoàn chuyên nghiệp, sếp và nhân viên luôn dân chủ và bình đẳng. Quan niệm và cách cư xử ”tôi- tớ” lạc hậu đang là rào cản bước hội nhập của các doanh nghiệp trong nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra vấn nạn chảy máu chất xám.
đang nạp các trang xem trước