tailieunhanh - Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 - Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

Bài giảng Kế toán quản trị: Chương 1 cung cấp cho người học những kiến thức như: Khái niệm kế toán quản trị; Đối tượng nghiên cứu của kế toán quản trị; Phương pháp nghiên cứu; Phân biệt kế toán quản trị và kế toán tài chính; Yêu cầu của kế toán quản trị; Nhiệm vụ của kế toán quản trị; Tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp; Mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong doanh nghiệp. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ amp QUẢN LÝ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Sau khi học Chương 1 cần nắm được 1. Khái niệm bản chất của KTQT 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của KTQT 3. Yêu cầu nhiệm vụ của KTQT 4. Tổ chức KTQT trong DN 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Khái niệm KTQT 2. Đối tượng nghiên cứu của KTQT 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Phân biệt KTQT và KTTC. 5. Yêu cầu của KTQT 6. Nhiệm vụ của KTQT 7. Tổ chức KTQT trong DN 8. Mô hình tổ chức bộ máy KTQT trong DN 4 Khái niệm KTQT Theo mục đích cung cấp thông tin kế toán chia thành kế toán tài chính và kế toán quản trị. KTTC chủ yếu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài DN và các đối tượng bên trong ứng xử cho phù hợp. KTQT chủ yếu cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong DN phục vụ cho việc ra các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu tối ưu. 5 Theo trường phái KTQT của Mỹ KTQT là một bộ phận của hệ thống thông tin quản trị trong tổ chức mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm soát các hoạt động của tổ chức. Theo trường phái KTQT của Pháp KTQT là một bộ phận của hệ thống thông tin định lượng cung cấp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định điều hành các tổ chức nhằm đạt được hiệu quả cao. Theo Luật kế toán Việt Nam KTQT là việc thu thập xử lý phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán. 6 KTQT là một môn khoa học thu nhận xử lý và cung cấp thông tin định lượng kết hợp với định tính về hoạt động của một đơn vị cụ thể. Các thông tin đó giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch tổ chức thực hiện kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị nhằm tối đa hóa các mục tiêu. 7 Sự cần thiết của KTQT - Do sự cạnh tranh khốc liệt của các DN các tập đoàn các quốc gia với nhau đòi hỏi các nhà quản lý cần có thông tin kịp thời chính xác phục vụ cho việc ra quyết định. - KTTC ngày càng hội nhập phù hợp với thông lệ quốc tế vì vậy KTQT ngày càng phát triển .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN