tailieunhanh - Nóng giận hại người!

Tăng huyết áp, đau bao tử, căng cứng cơ, rối loạn chuyển hóa, suy giảm hệ miễn dịch là những tác hại mà nóng giận có thể gây ra cho con người. Ngoài ra, những người mang mệnh hỏa còn phải đối diện với nguy cơ già trước tuổi. | Nóng giận hại người! Tăng huyết áp, đau bao tử, căng cứng cơ, rối loạn chuyển hóa, suy giảm hệ miễn dịch là những tác hại mà nóng giận có thể gây ra cho con người. Ngoài ra, những người mang mệnh hỏa còn phải đối diện với nguy cơ già trước tuổi. Ai cũng có lúc nóng giận, nhất là khi trong cuộc sống có quá nhiều mồi lửa “kích nổ” cơn tam bành của chúng ta. Không khó tìm thấy trong dòng xe kẹt như nêm mỗi chiều tan sở những khuôn mặt “hầm hầm”, dù trong số đó không ít người trời sinh lành như đất. Về mặt sinh học, sự tức giận được “hormone hóa” qua việc tiết ra một lượng lớn cortisol, adrenalin v ào máu. Chính những hormone này tạo nên giao diện “đỏ mặt tía tai” thường thấy. Tức giận và stress luôn “chung tay đấu cật” với nhau. Chừng mực thì stress và nóng giận có cái lợi là tổng động viên được toàn bộ “phòng ban” của cơ thể: Thần kinh, tuần hoàn, cơ bắp, năng lượng và kể cả “anh nuôi” tiêu hóa. Nhưng cũng như mọi sự quá đà, lợi có thể thành hại. Buộc cơ thể thường xuyên ở trong tư thế “lưỡi lê tuốt trần” rất dễ gây mệt mỏi, quá tải dẫn đến kiệt quệ. Có thể dễ dàng kể ra hàng loạt những bất lợi trông thấy ngay từ sự nóng giận: “Giận hoá mất khôn”, “giận nghẹn họng”, “giận ăn không vô”. Không khó để một người “sửng cồ” nhận ra mình đang thở hồng hộc, trống ngực đập thình thịch, kéo theo tăng huyết áp (có khi đụng trần cỡ 130/90 mmHg như chơi), tăng lưu lượng máu (nhất là dồn lên não), căng cứng cơ, thậm chí co thắt bao tử hay “bộ đồ lòng”. Với tư thế “bùng nổ” như vậy rõ là cần đặt một chữ “lo” to đùng cho những bệnh nhân vốn sẵn có những bệnh: Tim mạch, cao huyết áp, mạch vành (nhồi máu cơ tim), dị dạng hay thuyên tắc mạch máu não (đột quỵ), kể cả viêm loét dạ dày, hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Trong lĩnh vực làm đẹp, sự nóng giận cũng làm xấu đến cả những sợi collagen, thủ phạm gây nhăn nhúm và xuất hiện những vết chân chim sớm hơn “quy hoạch” tuổi tác của các bà, các cô. Sự tích góp của các hormone trên theo thời gian (giống như vết bồ hóng) còn được cho là thủ phạm gây ra không ít hậu quả theo hướng “đốt dần miếng da lừa” như suy giảm hệ thống miễn dịch, rối loạn chuyển hoá, đe doạ “an ninh” chăn gối và thậm chí có nhiều bằng chứng cho thấy nóng giận liên quan đến bệnh tiểu đường (tiểu đường “tuýp 3”), ung thư. Có nhiều dấu vết cho thấy có sự hiện diện của gen “Trương Phi”, tức là có một số người sinh ra vốn đã mang gien “sừng sộ”. Tuy vậy như đã nói không phải đợi đến AND ra tay thì hàng ngày chúng ta ai cũng phải chịu đựng không ít những cơn tức giận của mình và người xung quanh. Nhóm nghiên cứ thuộc đại học Pittburgh (Anh) khi tìm hiểu 531 người đàn ông da trắng khoẻ mạnh đã thấy rằng ai mang gen MAOA sẽ chỉ bộc lộ bản lĩnh hung hăng cáu giận khi bản thân vốn là người có tính thù địch hoặc ít học. Nghiên cứu cũng cho biết, trình độ học vấn không liên quan đến hành vi. Tức giận một cách thái quá và thiếu kiểm soát rõ ràng chẳng mang lợi ích gì cho sức khoẻ. Kiềm chế những cơn tức giận – nói thì dễ nhưng làm mới khó! Ai cũng nghĩ như thế, nhưng nếu chịu khó tự kiểm lại những cơn gây gổ, là sẽ nhận ra trong số đó có không ít cơn “thịnh nộ” hoàn toàn có thể “kìm cương” được. Nếu không vì môi trường sống “vui là chính” thì cũng vì sự an toàn của sức khoẻ chúng ta, hãy cười nhiều hơn nhăn nhó, “chín bỏ làm mười” nhiều hơn “ăn thua đủ”!.

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.