tailieunhanh - Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Công đoàn với vai trò phối hợp trong công tác quản lý và chỉ đạo dạy học tại trường THPT Cửa Lò

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Công đoàn với vai trò phối hợp trong công tác quản lý và chỉ đạo dạy học tại trường THPT Cửa Lò" nhằm đề xuất một số biện pháp để phát huy vai trò của Công đoàn trong phối hợp quản lý và chỉ đạo dạy học, đặc biệt là triển khai chương trình giáo dục 2018 nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, góp phần xây dựng phát triển nền Giáo dục ở Nghệ An. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỬA LÒ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI CÔNG ĐOÀN VỚI VAI TRÒ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ CHỈ ĐẠO DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG THPT CỬA LÒ Lĩnh vực Công đoàn Người thực hiện Phạm Thị Hải Linh - Hoàng Hà Chức vụ kiêm nhiệm BCH Công đoàn Điện thoại 0914793265 Năm học 2021-2022 Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đại diện cho công chức viên chức lao động cùng với cơ quan Nhà nước tổ chức kinh tế tổ chức xã hội chăm lo bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động tham gia quản lý Nhà nước quản lý kinh tế xã hội tuyên truyền vận động người lao động học tập nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp chấp hành pháp luật xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trải qua hơn 90 năm xây dựng và phát triển Công đoàn Giáo dục Việt Nam thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình trong mọi hoàn cảnh lịch sử của đất nước tạo được niềm tin yêu của công nhân viên chức lao động được sự tin tưởng của Đảng và sự yêu mến của nhân dân. Trong Nhà trường Công đoàn cơ sở là nền tảng của Công đoàn ngành Giáo dục là cầu nối giữa cán bộ đoàn viên với các đoàn thể trong trường và ngoài xã hội với Chi bộ trường là tổ chức chính trị trong Nhà trường chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của đoàn viên. Mối quan hệ giữa các cấp quản lí nhà trường và tổ chức Công đoàn trong trường là quan hệ phối hợp công tác bình đẳng tôn trọng tính độc lập của nhau nhằm ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường. Trên thế giới cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ lĩnh vực giáo dục cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ từ khi bước sang thế kỷ 21 đến nay tư tưởng giáo dục của UNESCO Học để biết học để làm việc học để làm người học để chung sống với nhau hướng tới một xã hội học tập được nhiều nước hưởng ứng trên cơ sở đó mỗi quốc gia đã có những cải cách phù hợp

TỪ KHÓA LIÊN QUAN