tailieunhanh - Đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón và yếu tố dinh dưỡng lưu huỳnh trong đất trồng cà phê lâu năm tại Tây Nguyên

Bài viết "Đánh giá hiện trạng sử dụng phân bón và yếu tố dinh dưỡng lưu huỳnh trong đất trồng cà phê lâu năm tại Tây Nguyên" đánh giá lại tác động của yếu tố dinh dưỡng này đến năng suất cà phê, đến môi trường đất trong hiện trạng sử dụng phân bón hiện nay cũng là điều cần thiết để giúp vào việc sử dụng phân bón khoáng một cách hợp lý hơn. | ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BÓN VÀ YẾU TỐ DINH DƯỠNG LƯU HUỲNH TRONG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ LÂU NĂM TẠI TÂY NGUYÊN Tôn Nữ Tuấn Nam1 TÓM TẮT Trong thực tế sản xuất cà phê ở Tây Nguyên liều lượng phân khoáng có xu hướng được bón vượt quy trình được khuyến cáo và còn thiếu sự cân đối về tỷ lệ N P K S. Lân và lưu huỳnh là hai yếu tố dinh dưỡng được bón mất cân đối theo chiều hướng dư thừa. Điều này là do việc bón kết hợp các loại phân NPK hỗn hợp đã có hàm lượng lân và lưu huỳnh khá cao với các loại phân đơn như Lân nung chảy Super lân Sulphát đạm. Giữa lượng phân N P K S bón vào đất và năng suất cà phê có mối tương quan thuận trong đó N và K tương quan chặt với năng suất cà phê hơn P và S. Tuy Lân được bón với liều lượng rất cao nhưng hàm lượng lân dễ tiêu trong đất ở các mẫu điều tra lại biến động rất lớn và có đến 57 số mẫu đất điều tra được đánh giá nghèo lân dễ tiêu. Điều này được nhận định có thể lân dễ tiêu bị cố định bởi sắt nhôm di động trong đất do đất trồng cà phê ngày càng chua. Hàm lượng Ca và Mg trao đổi trong đất rất thấp có hơn 70 số mẫu đất được khảo sát có hàm lượng Ca và Mg trao đổi lt 1 lđl 100g đất. Hàm lượng lưu huỳnh dễ tiêu trong đất cũng biến động lớn và có chiều hướng tăng rất cao so với số liệu 15 năm trước đây. Giữa lượng phân S bón vào và hàm lượng S dễ tiêu trong đất có mối tương quan chặt. Ngoài ra việc bón S với lượng cao có thể làm đất có khuynh hướng chua hơn so với các vườn được bón với lượng thấp hơn. Từ khóa phân bón cà phê dinh dưỡng lưu huỳnh 1. Đặt vấn đề Cây cà phê có nhu cầu khá cao về lưu huỳnh S . Phân tích 1 tấn cà phê nhân kể cả vỏ quả trong điều kiện canh tác tại Đắk Lắk cho thấy khối lượng sản phẩm này đã lấy đi của đất 40 83 kg N 5 5 kg P205 49 6kg K20 8 2 kg Ca0 3 38kg Mg0 và 4 22 kg S Cây cà phê Việt Nam 1999 . Như vậy lượng lưu huỳnh lấy đi theo sản phẩm cà phê xấp xỉ với lân. Trong sản xuất cà phê vùng Tây Nguyên vào các năm 1985-1990 có hiện tượng thiếu lưu huỳnh làm ảnh hưởng trầm trọng đến sinh trưởng và năng suất