tailieunhanh - Cấu trúc và các tính chất của vật liệu đồng xốp chế tạo bằng phương pháp luyện kim bột sử dụng chất chiếm chỗ NaCl

Bài viết Cấu trúc và các tính chất của vật liệu đồng xốp chế tạo bằng phương pháp luyện kim bột sử dụng chất chiếm chỗ NaCl trình bày một số kết quả nghiên cứu chế tạo vật liệu Cu xốp bằng phương pháp luyện kim bột sử dụng NaCl làm chất chiếm chỗ với hàm lượng khác nhau. | Journal of Science and Technology of 2 Công trình nghiên cứu Cấu trúc và các tính chất của vật liệu đồng xốp chế tạo bằng phương pháp luyện kim bột sử dụng chất chiếm chỗ NaCl The structure and properties of porous copper produced by powder metallurgy using NaCl as space holder agent TRẦN BẢO TRUNG 1 ĐOÀN ĐÌNH PHƯƠNG1 NGUYỄN VĂN TOÀN1 TRỊNH MINH HOÀN2 NGÔ DUY CÔNG3 ĐẶNG QUỐC KHÁNH3 1 Viện Khoa học Vật liệu Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Số 18 Hoàng Quốc Việt Cầu Giấy Hà Nội 2 Học viện Khoa học và Công nghệ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Số 18 Hoàng Quốc Việt Cầu Giấy Hà Nội 3 Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Số 1 Đại Cồ Việt Hai Bà Trưng Hà Nội Email trungtb@ Ngày nhận bài 14 12 2020 Ngày duyệt đăng 6 2 2021 TÓM TẮT Một số kết quả nghiên cứu chế tạo vật liệu đồng xốp bằng phương pháp luyện kim bột trong đó NaCl được sử dụng làm chất chiếm chỗ tạo độ xốp cho mẫu được trình bày trong nghiên cứu này. Bột Cu và NaCl được trộn đều trong máy trộn côn hai đầu sau đó được ép thành các mẫu hình trụ đường kính Φ12 mm với áp lực ép 100 MPa. Quá trình thiêu kết được thực hiện trên hệ lò ống trong môi trường khí hyđro ở nhiệt độ 900 oC với thời gian thiêu kết 1 h. Các mẫu sau thiêu kết được rung siêu âm trong môi trường nước cất 3 h để loại bỏ muối NaCl trong mẫu. Kết quả cho thấy đã tạo được các mẫu đồng xốp và loại bỏ hoàn toàn được NaCl sau quá trình rung siêu âm trong nước cất. Với các mẫu sử dụng NaCl làm chất chiếm chỗ tạo xốp cấu trúc lỗ xốp gồm hai loại lỗ xốp vĩ mô tạo thành sau khi các muối NaCl được loại bỏ và lỗ xốp vi mô tạo ra do khe hở giữa các hạt bột đồng tiếp xúc mới nhau trong quá trình ép và thiêu kết. Độ xốp và độ dẫn lưu của mẫu tăng lên tương ứng từ 34 đến 58 và từ 1 53x10-13 m2 lên 12 46x10-13 m2 khi tăng hàm lượng NaCl từ 0 đến 20 khối lượng. Tuy nhiên khi tăng độ xốp cũng dẫn đến sự suy giảm độ bền nén của mẫu. Từ khóa Đồng xốp luyện kim bột chất chiếm chỗ độ xốp độ dẫn lưu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.