tailieunhanh - Giáo trình Công nghệ chế tạo máy - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM

Giáo trình Công nghệ chế tạo máy gồm có 9 chương với những nội dung chính như sau: Chương 1 chất lượng bề mặt gia công cơ; chương 2 độ chính xác gia công; chương 3 chuẩn; chương 4 tính công nghệ của kết cấu; chương 5 lượng dư gia công; chương 6 các phương pháp gia công chuẩn bị phôi; chương 7 đặc trưng các phương pháp gia công cắt gọt; chương 8 quy trình công nghệ chế tạo các chi tiết dạng trục đơn giản; chương 9 công nghệ lắp ráp. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm những nội dung chi tiết. | TRƯỜNG CAO KINH TẾ - KỸ THUẬT VINATEX GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY Lưu hành nội bộ Thành Phố Hồ Chí Minh 2017 1 CHƯƠNG 1 CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG CƠ Bài 1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG CỦA CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT. Chất lượng bề mặt chi tiết máy là một tập hợp nhiều tính chất hình học và cơ lý bao gồm độ nhấp nhô bề mặt độ nhám và độ bong trạng thái cơ lý của bề mặt cấu trúc kim loại và ứng suất trong lớp bề mặt. I. TÍNH CHẤT HÌNH HỌC CỦA BỀ MẶT GIA CÔNG. 1. Độ thấp nhô tế vi Độ nhấp nhô tế vi của bề mặt gia công được đo bằng chiều cao nhấp nhô RZ và sai lệch prôphin trung bình cộng Ra của bề mặt. Chiều cao nhấp nhô RZ là trị số trung bình của 5 khoảng cách từ 5 đỉnh cao nhất đến 5 đáy thấp nhất của nhấp nhô bề mặt tố vi trong phạm vi chiều dài chuẩn l và có trị số h1 h3 h5 h7 h9 h2 h4 h6 h8 h10 RZ 5 Sai lệch prôphin trung bình cộng Ra là trị số trung bình của khoảng cách từ các đỉnh trên đường nhấp nhô tế vi đến đường trung bình 1 n _ Tính gần đúng Ra n i 1 yi _ Tính gần đúng Ra 1 1 yl dxi l x 0 Vậy độ nhấp nhô tế vi độ nhám độ nhám bề mặt là cơ sở để đánh độ nhám bề mặt trong phạm vi chiều dài chuẩn 1. 2. Độ sóng 2 Độ sóng bề mặt là chu kỳ không bằng phẳng của bề mặt chi tiết máy được quan sát trong phạm vi lớn hơn độ nhám bề mặt từ 1 đến 10mm . hình 2 - độ nhám bề mặt ứng với tỉ lệ 1 h 0 50 độ sóng bề mặt ứng với tỉ lệ L H 50 1000 hình 2 tổng quát về độ nhám và độ sóng bề mặt chi tiết máy. h chiều cao nhấp nhô tế vi. l khoản cách giữa 2 điểm nhấp nhô tế vi. H chiều cao sóng L khoản cách giữa 2 đỉnh sóng. II. TÍNH CHẤT CƠ LÝ LỚP BỀ MẶT GIA CÔNG CƠ 1. Hiện tượng biến cứng lớp bề mặt Do tác dụng của lực cắt nên kim loại bị biến dạng ở vùng trước và vùng sau lưới cắt giữa các hạt tinh thể kim loại xuất hiện ứng xuất. Nên giới hạn bền độ cứng độ dòn .của lớp bề mặt được nâng cao kết quả là lớp bề mặt bị cứng ngụi chắc lại và nó có độ cứng tế vi cao. Vậy mức độ biến cứng của lớp bề mặt phụ thuôc vào tỉ lệ tác động giữa 2 yếu tố lực cắt và nhiệt sinh ra .