tailieunhanh - So sánh văn học Thiền tông Lý – Trần và văn học hậu hiện đại Việt Nam: Một hướng nghiên cứu triển vọng

Bài viết So sánh văn học Thiền tông Lý – Trần và văn học hậu hiện đại Việt Nam: Một hướng nghiên cứu triển vọng trình bày những luận điểm mới về triển vọng nghiên cứu so sánh văn học Thiền tông Lý – Trần và văn học hậu hiện đại Việt Nam – hai đối tượng tưởng chừng không có sự liên quan nhưng hứa hẹn những gặp gỡ thú vị và đáng suy ngẫm. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 19 Số 9 2022 1546-1556 Vol. 19 No. 9 2022 1546-1556 ISSN Website https https 2022 2734-9918 Bài báo nghiên cứu SO SÁNH VĂN HỌC THIỀN TÔNG LÝ TRẦN VÀ VĂN HỌC HẬU HIỆN ĐẠI VIỆT NAM MỘT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRIỂN VỌNG Hồ Tú Ân Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Tác giả liên hệ Hồ Tú Ân Email hotuan279@ Ngày nhận bài 07-6-2022 ngày nhận bài sửa 21-7-2022 ngày duyệt đăng 18-9-2022 TÓM TẮT Văn học Thiền tông Lý Trần và văn học hậu hiện đại Việt Nam là hai khuynh hướng văn học đã nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu nhưng chủ yếu giới hạn trong tính biệt lập của chúng. Mặc dù cách xa nhau về mặt thời gian song tư tưởng và hình thức của chúng lại cho thấy nhiều sự gặp gỡ giữa phương Đông và phương Tây xưa và nay. Dựa trên cơ sở phương pháp luận và thực tiễn nghiên cứu văn học từ góc nhìn so sánh bài viết này đề cập một số lí do để xác lập một đường hướng nghiên cứu mới là so sánh đối chiếu các đối tượng nêu trên cũng như phân tích những triển vọng và thách thức của hướng đi ấy. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc đem đến một cách tiếp cận mới mẻ cho văn học Thiền tông Lý Trần và văn học hậu hiện đại Việt Nam hơn nữa còn có thể làm rõ mối quan hệ của nhiều hiện tượng trong lịch sử văn học. Từ khóa hậu hiện đại phương pháp so sánh văn học Lý Trần văn học Việt Nam đương đại Phật giáo Thiền tông 1. Dẫn nhập Mỗi tác phẩm văn học ra đời được độc giả tiếp nhận bởi nhiều cách thức. Với vị trí là những người đọc khách quan có chuyên môn các nhà nghiên cứu văn học không ngừng nỗ lực cắt nghĩa văn bản bằng các hệ thống lí thuyết khác nhau. Việc tiếp nhận văn học như vậy không chỉ dừng ở biên giới nội bộ một đối tượng mà vượt khỏi ranh giới tác phẩm thể loại khuynh hướng. Điều đó lí giải vì sao phương pháp so sánh được sử dụng nhiều trong nghiên cứu văn học. Hiện nay khi thực hiện

TỪ KHÓA LIÊN QUAN