tailieunhanh - Phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Tam Kỳ trong những năm 1963 – 1972

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Tam Kỳ là tỉnh lỵ của chính quyền tỉnh Quảng Tín – nơi tập trung các cơ quan đầu não cấp quận, cấp tỉnh của chế độ Sài Gòn và cũng là nơi có số lượng học sinh, sinh viên khá đông đảo. Nối tiếp truyền thống yêu nước của học sinh, sinh viên Việt Nam, phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên Tam Kỳ giai đoạn 1963 – 1972 là một bộ phận không thể tách rời của phong trào học sinh, sinh viên miền Nam, nhất là ở các đô thị Huế, Đà Nẵng. | PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA HỌC SINH SINH VIÊN TAM KỲ TRONG NHỮNG NĂM 1963 1972 Lưu Thị Gái1 Phạm Văn Thắng2 Tóm tắt Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Tam Kỳ là tỉnh lỵ của chính quyền tỉnh Quảng Tín nơi tập trung các cơ quan đầu não cấp quận cấp tỉnh của chế độ Sài Gòn và cũng là nơi có số lượng học sinh sinh viên khá đông đảo. Nối tiếp truyền thống yêu nước của học sinh sinh viên Việt Nam phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên Tam Kỳ giai đoạn 1963 1972 là một bộ phận không thể tách rời của phong trào học sinh sinh viên miền Nam nhất là ở các đô thị Huế Đà Nẵng. Với nhiều hình thức đấu tranh linh hoạt phong phú đa dạng sáng tạo như vẽ sơ đồ bản đồ làm liên lạc xuất bản báo chí để vận động tuyên truyền cách mạng làm giấy tờ giả để cung cấp cho cán bộ ra vào hoạt động nội thị và khi cần họ cũng cầm súng chiến đấu như một người lính thực thụ. Những đóng góp của họ đã góp phần cùng quân dân Quảng Nam Đà Nẵng nói riêng miền Nam nói chung đi đến đại thắng mùa Xuân 1975. Từ khóa Tam Kỳ Quảng Nam Quảng Tín tổ chức thanh niên học sinh sinh viên 1. Mở đầu Đầu năm 1963 trong bối cảnh phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ở các đô thị miền Nam ngày càng diễn ra rộng khắp ông Lê Công Cơ3 - Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên - Học sinh - Sinh viên giải phóng Trung Trung Bộcử ông Nguyễn Văn Sơn Sơn Hải một trong những người giữ vai trò chủ chốt trong Ban Chấp hành của Hội ở Đà Nẵng vào Tam Kỳ tuyên truyền vận động tập hợp đông đảo học sinh các trường trên địa bàn thị xã. Trên cơ sở đó đầu tháng 3 - 1963 hình thành Ban chấp hành Hội Liên hiệp Thanh niên - Học sinh - Sinh viên giải phóng tỉnh Quảng Nam do ông Đỗ Hùng Luân làm Tổng thư ký ông Nguyễn Nhung làm phó Tổng thư ký ông Nguyễn Đình Sơn làm Ủy viên liên lạc ông Nguyễn Quang Vinh làm Ủy viên kinh tài ông Đào Ngọc Diêu làm Ủy viên báo chí4 lấy nhà bà Nguyễn Thị Giáo5 làm trụ sở của Hội. Một thời gian sau trụ sở chuyển sang nhà ông Nguyễn Nhã cùngở thôn Ngọc Bích xã Tam Ngọc thành phố Tam Kỳ hiện đây

TỪ KHÓA LIÊN QUAN