tailieunhanh - Giáo trình lò luyện kim - chương 6

Tham khảo tài liệu 'giáo trình lò luyện kim - chương 6', kỹ thuật - công nghệ, cơ khí - chế tạo máy phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chương 6 VẬT LIÊU XÂy THỂ XÂy VÀ KHUNG LÒ . Vật liệu xây lò Để xây lò luyện kim ngoài việc sử dụng những vật liệu xây dựng thông dụng như sắt thép xi măng cát sỏi . còn dùng một lượng rất lớn vật liệu chuyên dụng là vật liệu chịu lửa và vật liệu cách nhiệt. Trong phần này chủ yếu đề cập tới một số vấn đề chung và tính chất của các loại vật liệu chịu lửa cách nhiệt thông dụng kích thước hình học của một số vật phẩm phổ biến dùng trong xây lò. . Yêu cầu chung đối với vật liệu chịu lửa Vật liệu chịu lửa là những vật liệu có khả năng làm việc lâu dài ở nhiệt độ trên 1000oC mà vẫn giữa được độ bền cơ học và hình dạng hình học. Nhìn chung vật liệu chịu lửa sử dụng để xây lò cần đảm bảo các yêu cầu sau Độ chịu nóng trên 1580oC. Có đủ độ bền cơ học ở nhiệt độ trên 1000oC. Có khả năng chịu được sự dao động của nhiệt độ. Bền về mặt hóa học đối với các chất tiếp xúc trong quá trình làm việc. Có tính ổn định về thể tích và hình dạng khi ở nhiệt độ cao. Có thể sản xuất hàng loạt với giá thành phải chăng. Đảm bảo một số tính chất nhiệt vật lý cần thiết theo yêu cầu công nghệ. . Một số tính chất cơ bản của vật liệu chịu lửa Chất lượng của vật liệu chịu lửa được đánh giá qua các tính chất nhiệt vật lý và các tính chất sử dụng. a Tính chất nhiệt vật lý - Độ xốp Độ xốp của vật liệu chịu lửa là tỉ số giữa tổng thể tích lỗ rỗng chứa trong khối vật liệu và thể tích của khối. f .100 Trong đó Sv - tổng thể tích lỗ rỗng trong khối vật liệu m3 . V- thể tích khối vật liệu m3 . - Khối lượng thể tích là khối lượng của một đơn vị thể tích kể cả lỗ rỗng kg m3 - 107- P v V kg m3 Trong đó G - khối lượng khối vật liệu kể cả lỗ rỗng kg . V- thể tích khối vật liệu m3 . - Độ thấm khí đặc trưng cho khả năng cho khí đi qua của vật liệu được xác định theo công thức K lít Trong đó Vk - lượng khí thấm qua khối vật liệu lít . F - diện tích bề mặt khí thấm qua m2 . T - thời gian khí thấm qua h . Ap - độ chênh lệch áp suất giữa hai bề mặt khí đi qua mmH2O . L -

TỪ KHÓA LIÊN QUAN