tailieunhanh - Giáo trình Quang học: Phần 2 - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh

Tiếp nối nội dung phần 1, phần 2 giáo trình "Giáo trình Quang học" tiếp tục cung cấp đến các bạn nội dung về: phân cực ánh sáng, quang điện từ, các hiệu ứng quang lượng tử, Laser và quang học phi tuyến. Qua tài liệu này các bạn sinh viên sẽ có điều kiện củng cố vững chắc thêm các kiến thức có được từ phần nghiên cứu lý thuyết. Hy vọng rằng với giáo trình này các em sẽ đạt kết quả tốt trong quá trình học tập, nghiên cứu về Quang học. | Chương IV HIỆN TƯỢNG PHÂN CỰC ÁNH SÁNG SS1 . ÁNH SÁNG TỰ NHIÊN VÀ ÁNH SÁNG PHÂN CỰC. Ta đã biết ánh sáng là sóng điện tử có độ dài sóng ngắn từ 0 4 m 0 75 m . Một nguồn sáng như một ngọn đèn một ngọn lửa gồm vô số các hạt phát ra ánh sáng. Các hạt này là các phân tử nguyên tử hay ion. Mỗi hạt được coi là một máy lưỡng cực tí hon phát sóng điện từ. ur E Chiều truyền Trong quang học véctơ điện trườngĠ có vai trò đặc biệt quan trọng nên trong hình vẽ trên ta chỉ vẽ sóng điện trường. Từ trườngĠ thẳng góc với hình vẽ và hướng về phía trước tờ giấy. Các sóng điện từ phát ra bởi các máy phát sóng tí hon có véctơ điệnĠ còn gọi là Frexnen hay véctơ chấn động sáng hướng theo tất cả mọi phương thẳng góc với phương truyền của tia sáng vì trong quá trình phát sóng các hạt độc lập với nhau . Ánh sáng phát ra như vậy được gọi là ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng thiên nhiên. Vậy ánh sáng tự nhiên được coi là gồm bởi vô số các chấn động thẳng phân bố đều nhau theo tất cả mọi phương thẳng góc với phương truyền của tia sáng không có một phương chấn động nào được ưu đãi hơn một phương chấn động khác. a b Nếu bằng một cách nào đó ta làm mất sự đối xứng nói trên của các phương chấn động sáng thì ánh sáng đó được gọi là ánh sáng phân cực. Ta có thể có ánh sáng phân cực một phần hay phân cực hoàn toàn . a b H. 3 Ánh sáng phân cực hoàn toàn còn được gọi là ánh sáng phân cực thẳng vì nếu xét một điểm cố định đỉnh của véctơ điệnĠ dao động trên một đường thẳng hay cũng được gọi là phân cực thẳng vì sóng hình sin nằm trong một mặt phẳng gọi là mặt phẳng chấn động . ur maët phaúng chaán ñoäng E maët phaúng ur Phöông vaø soùng V chieàu truyeàn tia saùng ur H maët phaúng phaân cöïc H. 4 Hình vẽ 4 ứng với một ánh sáng phân cực thẳng. Mặt phẳng hợp bởiĠ vàĠ là mặt phẳng chấn động. Mặt phẳng chứa tia sáng và thẳng góc với véctơ điệnĠ được gọi là mặt phẳng phân cực véctơĠ được gọi là véctơ phân cực. Mặt phẳng hợp bởiĠ và Ġ là mặt phẳng sóng. HIỆN TƯỢNG PHÂN CỰC ÁNH SÁNG DO PHẢN CHIẾU

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN