tailieunhanh - Giáo án Hình học 8 - Chủ đề: Hình bình hành

"Giáo án Hình học 8 - Chủ đề: Hình bình hành" được biên soạn với nội dung củng cố kiến thức cho các em học sinh lớp 8 về: khái niệm hình bình hành; tính chất hình bình hành; hai điểm đối xứng qua một điểm; hình có tâm đối xứng; . Mời thầy cô và các em cùng tham khảo chi tiết nội dung giáo án tại đây. | CHỦ ĐỀ 4 HÌNH BÌNH HÀNH . A LÝ THUYẾT. I. HÌNH BÌNH HÀNH 1. Định nghĩa Hình bình hành là tứ giác có các cạnh đối song song ABCD là hình bình hành Chú ý Hình bình hành là hình thang đặc biệt là hình thang có hai cạnh bên song song . 2. Tính chất Trong hình bình hành Các cạnh đối bằng nhau AB DC AD BC Các góc đối bằng nhau Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường Hai đường chéo AC và BD cắt nhau tại O gt O là trung điểm của AC và BD 3. Dấu hiệu nhận biết Dùng chứng minh một tứ giác là Hình Bình Hành . Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành. Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành. Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành. Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành. II ĐỐI XỨNG TÂM 1. Hai điểm đối xứng qua một điểm Định nghĩa Hai điểm gọi là đối xứng với nhau qua điểm I nếu I là trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm đó. Hai điểm A và A gọi là hai điểm đối xứng với nhau qua điểm I. 2. Hai hình đối xứng qua một điểm Định nghĩa Hai hình gọi là đối xứng với nhau qua điểm I nếu mỗi điểm thuộc hình này đối xứng với một điểm thuộc hình kia qua điểm I và ngược lại. Điểm I gọi là tâm đối xứng của hai hình đó. A B C đối xứng với ABC qua tâm I khi A đối xứng với A qua I B đối xứng với B qua I C đối xứng với C qua I. Đoạn M N đối xứng với đoạn MN qua tâm I khi M đối xứng với M qua I N đối xứng với N qua I 3. Hình có tâm đối xứng Định nghĩa Điểm I gọi là tâm đối xứng qua hình H nếu điểm đối xứng với mỗi điểm thuộc hình H qua điểm I cũng thuộc hình H. Định lí Giao điểm hai đường chéo của hình bình hành là tâm đối xứng của hình bình hành đó B BÀI TẬP VẬN DỤNG. I. MỘT SỐ VÍ DỤ Ví dụ 1. Cho hình bình hành ABCD. Trên tia đối của tia AD lấy điểm M trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho AM CN. Chứng minh rằng ba đường thẳng MN AC BD gặp nhau tại một điểm. Giải Tìm cách giải AC và BD là hai đường chéo của hình bình hành ABCD nên chúng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN