tailieunhanh - Đổi mới công tác giáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên ở các trường cao đẳng - đại học hiện nay dựa vào quan điểm giáo dục định hướng phát triển năng lực

Bài viết Đổi mới công tác giáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên ở các trường cao đẳng - đại học hiện nay dựa vào quan điểm giáo dục định hướng phát triển năng lực trình bày ý nghĩa của việc giáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học; Tầm quan trọng của việc vận dụng quan điểm giáo dục định hướng phát triển năng lực trong giáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên hiện nay; Sơ lược về quan điểm giáo dục định hướng phát triển năng lực. | ĐỔI MỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG - ĐẠI HỌC HIỆN NAY DỰA VÀO QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Nguyễn Thùy Vân1 Mai Thị Phương2 1. Ý nghĩa của việc giáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên ở các trƣờng cao đẳng đại học Trong bài nói chuyện tại Đại hội sinh viên Việt Nam lần thứ hai ngày 7 5 1958 Hồ Chí Minh đã dặn dò đối với thanh niên sinh viên rằng thanh niên phải có đức có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người . Đây cũng là hàm ý trong câu nói của Bác Có tài mà không có đức là người vô dụng có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Trong mục tiêu đào tạo chung của các trường CĐ-ĐH hiện nay bên cạnh nhiệm vụ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ bao giờ cũng có nội dung quan trọng về giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức cho SV và cái đích hướng đến là đào tạo một thế hệ vừa hồng vừa chuyên phục vụ cho sự nghiệp đổi mới của đất nước trong xu hướng toàn cầu hoá và mô hình phát triển kinh tế nước ta hiện nay là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên chưa bao giờ vấn đề giáo dục đạo đức cho SV được đặt ra cấp thiết như hiện nay khi mà những hiện tượng về xuống cấp đạo đức trong một bộ phận dân cư trong xã hội nói chung và ở môi trường học đường nói riêng gây xôn xao dư luận hoang mang và bất bình từ cộng đồng. Đó không chỉ là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi nhân cách đạo đức như thiếu lễ độ với người lớn thói lười học ham chơi sống đua đòi ích kỷ và phạm pháp hình sự từ phía học sinh mà bên cạnh đó còn có cả sự ngược đãi học sinh và tha hóa từ một số thầy cô giáo 7 . Trong những năm gần đây có thể kể đến như hàng loạt video clip nữ sinh đánh nhau trước sự vô cảm của nhiều bạn trẻ đứng xem sự vô nhân tính trong vụ án xác chết không đầu ở Hà Nội .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN