tailieunhanh - Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật số: 15/2012/QH13)

Luật xử lý vi phạm hành chính (Luật số: 15/2012/QH13) quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính và quy định mẫu biên bản, mẫu quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính. | QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc - Luật số 15 2012 QH13 Hà Nội ngày 20 tháng 6 năm 2012 LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51 2001 QH10 Quốc hội ban hành Luật xử lý vi phạm hành chính. Phần thứ nhất NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau 1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân tổ chức thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. 2. Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. 3. Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh trật tự an toàn xã hội mà không phải là tội phạm bao gồm biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn đưa vào trường giáo dưỡng đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 4. Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình. 5. Tái phạm là việc cá nhân tổ chức đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định này mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử lý. 6. Vi phạm hành chính nhiều lần là trường hợp cá nhân tổ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN