tailieunhanh - Khai thác yếu tố phản xạ trong phương pháp Callan để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài

Bài viết Khai thác yếu tố phản xạ trong phương pháp Callan để dạy tiếng Việt cho người nước ngoài nghiên cứu lí thuyết của phương pháp Callan đi từ phương pháp Trực tiếp (The Direct Method), kết hợp kĩ thuật lớp học của phương pháp Berlitz, và yếu tố tâm lí học hành vi của B. F. Skinner trong phương pháp Nghe nói (The Audiolingualism), cùng đặc điểm và quy trình giảng dạy, các yếu tố tạo phản xạ cho người học của phương pháp này, từ đó đề xuất hướng dạy tiếng Việt theo phương pháp Callan nhằm tạo phản xạ cho người học tiếng Việt như một ngoại ngữ. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 19 Số 5 2022 721-733 Vol. 19 No. 5 2022 721-733 ISSN Website http https 2022 2734-9918 Bài báo nghiên cứu KHAI THÁC YẾU TỐ PHẢN XẠ TRONG PHƯƠNG PHÁP CALLAN ĐỂ DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI Võ Châu Loan Trường Đại học Sài Gòn Việt Nam Tác giả liên hệ Võ Châu Loan Email vcloan@ Ngày nhận bài 15-3-2022 ngày nhận bài sửa 24-4-2022 ngày duyệt đăng 30-5-2022 TÓM TẮT Phương pháp Callan của Robin Callan được giới thiệu vào năm 1960 đã được sử dụng để dạy tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha ở nước Anh và một số nước trên thế giới. Tại Việt Nam phương pháp này cũng được dùng để dạy tiếng Anh và tiếng Nhật dưới tên gọi là phương pháp Phản xạ The Reflex Method hay phương pháp Phản xạ Callan The Callan Reflex Method thu hút khá nhiều học viên tham dự. Bài viết nghiên cứu lí thuyết của phương pháp Callan đi từ phương pháp Trực tiếp The Direct Method kết hợp kĩ thuật lớp học của phương pháp Berlitz và yếu tố tâm lí học hành vi của B. F. Skinner trong phương pháp Nghe nói The Audiolingualism cùng đặc điểm và quy trình giảng dạy các yếu tố tạo phản xạ cho người học của phương pháp này từ đó đề xuất hướng dạy tiếng Việt theo phương pháp Callan nhằm tạo phản xạ cho người học tiếng Việt như một ngoại ngữ. Từ khóa phản xạ phương pháp Callan tiếng Việt cho người nước ngoài 1. Giới thiệu Việt Nam bắt đầu gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới từ những năm 90 của thế kỉ XX. Đến nay với khoảng 100 triệu dân Việt Nam là thị trường thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài ở khắp các châu lục. Họ đến du lịch nghiên cứu học tập làm việc và sinh sống ở Việt Nam ngày càng nhiều vì vậy vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ngày càng được quan tâm. Việc lựa chọn phương pháp dạy tiếng Việt phù hợp linh hoạt hấp dẫn hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu quốc tế được đặt lên hàng đầu. Bài viết nghiên cứu một số