tailieunhanh - Giáo trình Lý thuyết sai số: Phần 2 - Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Nối tiếp phần 1, phần 2 của giáo trình "Lý thuyết sai số" tiếp tục cung cấp cho học viên những nội dung về: bình sai điều kiện; các dạng phương trình điều kiện; giải hệ phương trình chuẩn trên sơ đồ Gauss; bình sai gián tiếp; một số phương pháp nghịch đảo ma trận hệ số phương trình chuẩn; . Mời các bạn cùng tham khảo! | Chương 2 BÌNH SAI ĐIỀU KIỆN Như đã trình bày trong chương 1 theo nguyên lý bình phương nhỏ nhất người ta đưa ra hai phương pháp bình sai chủ yếu là phương pháp bình sai điều kiện và bình sai gián tiếp. Trong thời gian trước năm 1980 phương pháp bình sai điều kiện conditional adjustment đã được sử dụng khá phổ biến để bình sai các mạng lưới trắc địa nhưng từ khi kỹ thuật máy tính điện tử phát triển phương pháp bình sai gián tiếp lại được ứng dụng chủ yếu để giải quyết nhiệm vụ bình sai lưới. Tuy vậy phương pháp bình sai điều kiện vẫn cần được giới thiệu trong nội dung môn học này để mỗi kỹ sư trắc địa-bản đồ sau khi ra trường có nhận thức đầy đủ về phương pháp luận trong tính toán bình sai cũng như có khả năng vận dụng kiến thức này vào một số nhiệm vụ có liên quan như kiểm tra chất lượng đo và đánh giá độ chính xác đo dựa vào sai số khép các phương trình điều kiện. Với tiêu chí đó nội dung của phương pháp bình sai điều kiện chỉ được giới thiệu ở mức tương đối khái lược mà không trình bày quá chi tiết đã lược bỏ bớt phương pháp bình sai chia nhóm phương trình điều kiện. . CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA BÌNH SAI ĐIỀU KIỆN Khái niệm chung Các mạng lưới trắc địa được xây dựng để xác định tọa độ x y đối với lưới mặt bằng hoặc độ cao H đối với lưới độ cao hoặc giá trị trọng lực g đối với lưới trọng lực . tại vị trí các mốc của mạng lưới. Một đặc điểm chung của các mạng lưới trắc địa là số trị đo trong lưới bao giờ cũng nhiều hơn số trị đo cần thiết tức là có trị đo thừa còn gọi là trị đo dư . Trị đo thừa không chỉ có tác dụng kiểm tra phát hiện sai số thô trong kết quả đo mà còn có tác dụng nâng cao độ chính xác và tăng độ tin cậy các yếu tố cần xác định trong mạng lưới. Nhờ có trị đo thừa chúng ta có thể tiến hành đánh giá độ chính xác kết quả đo cùng với quy trình tính toán bình sai lưới. Khi xuất hiện một trị đo thừa trong lưới có thể dựa vào quan hệ hình học giữa các yếu tố trong mạng lưới để lập một phương trình điều kiện toán học ràng buộc trị bình sai của trị đo đó

TỪ KHÓA LIÊN QUAN