tailieunhanh - Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

Luận án Tiến sĩ Kinh tế "Pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam" trình bày các nội dung chính sau: Lý luận chung về giao dịch bảo đảm bằng động sản và pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại; Thực trạng pháp luật về giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam; Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. | 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nếu như tín nhiệm là một trong những thành tố trụ cột của tín dụng ngân hàng thì bảo đảm cho khoản vay là một trong những cấu phần quan trọng của tín nhiệm. Mức độ quan trọng này không chỉ dừng lại ở tính chất là một biện pháp phòng ngừa rủi ro mà còn cơ chế thúc đẩy tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Theo tổng kết của World Bank 2018 hơn 80 giá trị vốn của các doanh nghiệp tại các nền kinh tế đang phát triển là từ động sản như máy móc thiết bị các khoản phải thu1. Tuy nhiên trên thực tế cũng theo báo cáo này việc thiếu vắng hoặc sự chưa hoàn thiện của hệ thống pháp luật là một trong những nguyên nhân căn bản khiến các NH ở các quốc gia này còn lưỡng lự và chưa sẵn sàng nhận ĐS để BĐ cho khoản vay. Thực tiễn hoạt động cấp tín dụng tại các NHTM ở VN trong hơn 3 thập kỷ vừa qua cho phép đưa ra một nhận định tương tự. So với BĐS cấp tín dụng BĐ bằng ĐS mặc dù có sự tăng trưởng nhất định nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong hoạt động của các NHTM ở VN 2. Trong khi đó cấp tín dụng trên cơ sở BĐ bằng BĐS không hoàn toàn bảo đảm an toàn cho hoạt động tín dụng NH ở VN. Khi trực tiếp khảo sát hệ thống NHTM ở VN một số nhà nghiên cứu kinh tế cũng đưa ra kết luận này3. Thống kê của NHNN VN cũng cho thấy trong giai đoạn 2016-2020 tổng số nợ xấu của các NHTM vào khoảng tỷ đồng. Khoảng 70 tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu này là BĐS 4. Hoàn thiện PL về GDBĐ bằng ĐS là một trong những cơ sở để bảo vệ thúc đẩy dung hòa quyền và lợi ích của nhiều chủ thể trong nền kinh tế duy trì một trật tự kinh doanh lành mạnh và hiệu quả. 1 World Bank 2018 Improving access to finance for small and medium enterprises http curated en 316871533711048308 pdf 129283-WP-PUBLIC-improving-access-to-finance- 2 Theo thống kê từ báo cáo kiểm toán của 19 ngân hàng trong năm 2019 thì tỷ lệ tài sản bảo đảm bằng bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng ưu thế hơn hẳn so với tài sản bảo đảm là động sản

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN