tailieunhanh - Giáo án môn Toán lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Chương 2: Bài 1

Giáo án môn Toán lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Chương 2: Bài 1 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nhận dạng được bất phương trình bậc nhất hai ẩn; nhận biết được nghiệm và tập hợp nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn; biểu diễn được miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ; . Mời các bạn cùng tham khảo! | Trung tâm GDNN-GDTX Tân Phú Họ và tên GV Tổ Toán BÀI 1 BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN Thời gian thực hiện 02 tiết I. MỤC TIÊU 1. Mức độ yêu cầu cần đạt - Nhận dạng được bất phương trình bậc nhất hai ẩn . - Nhận biết được nghiệm và tập hợp nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - Biểu diễn được miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ. - Nhận biết ý nghĩa của bất phương trình bậc nhất hai ẩn thông qua các ví dụ thực tiễn. 2. Năng lực Năng lực tư duy và lập luận toán học - Nhận dạng được bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - Biết được nghiệm và tập nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn. - Biểu diễn được miền nghiệm của bất phương trình bậc nhất hai ẩn trên mặt phẳng tọa độ. - Giải quyết được các bài toán liên quan. Năng lực mô hình hóa toán học - Vận dụng được kiến thức về bất phương trình bậc nhất hai ẩn vào giải quyết bài toán thực tiễn. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ Tích cực hoạt động cá nhân hoạt động nhóm. - Trung thực Khách quan công bằng đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn. - Trách nhiệm Tự giác hoàn thành công việc mà bản thân được phân công phối hợp với thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Về phía giáo viên - Thước thẳng bảng phụ ghi bài tập phiếu học tập máy chiếu sách giáo khoa bài soạn. 2. Về phía học sinh - Dụng cụ học tập sách giáo khoa chuẩn bị bài trước khi đến lớp. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG 1 MỞ ĐẦU a Mục tiêu Tạo sự tò mò gây hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về Bất phương trình bậc nhất hai ẩn b Nội dung Giáo viên treo bảng phụ của HĐKĐ đầu trang 29-SGK . 1 Cách thức Quan sát và dùng nhãn đã chuẩn bị trước để đặt vào miền phù hợp. c Sản phẩm d Tổ chức thực hiện Giáo viên treo bảng phụ HĐKĐ đầu trang 29-SGK . Giáo viên gọi học sinh dán nhãn hay vào miền phù hợp GV có thể gợi ý cho HS có thể lấy tọa độ điểm O 0 0 thay vào 2 nhãn trên để rút ra kết luận . Giáo viên ghi nhận kết quả của học sinh và dẫn dắt vào nội dung bài học Hai nhãn trên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN