tailieunhanh - Lợi thế cạnh tranh và tác động của nguồn vốn FDI đến các doanh nghiệp trong nước thời kỳ hội nhập và phát triển

Bài viết Lợi thế cạnh tranh và tác động của nguồn vốn FDI đến các doanh nghiệp trong nước thời kỳ hội nhập và phát triển trình bày lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút FDI; Đánh giá lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút nguồn vốn FDI; Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đối với doanh nghiệp trong nước. | LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN FDI ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚCTHỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN TS. Nguyễn Hồng Quý Trường Đại học FPT Tóm tắt Trong hơn 30 năm qua 1988 - 2019 đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển của Việt Nam ở nhiều khía cạnh như thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hội nhập bổ sung nguồn vốn đầu tư cho toàn nền kinh tế và đóng góp vào ngân sách nhà nước giải quyết việc làm thúc đẩy ngoại thương. Kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp CMCN được dự báo là có tác động mạnh mẽ tới hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội của nhân loại trong đó có hoạt động thu hút FDI. Từ khóa Đầu tư trực tiếp nước ngoài Doanh nghiệp Lợi thế cạnh tranh 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một câu chuyện thành công về thu hút FDI. Kể từ khi công cuộc Đổi mới được khởi xướng cách đây 33 năm FDI đã trở thành một động lực chính của phát triển kinh tế tại Việt Nam. Mức nhân công cạnh tranh môi trường kinh tế và chính trị ổn định hệ thống hạ tầng tương đối tốt và vị trí địa lý thuận lợi cùng với khuôn khổ chính sách thương mại và đầu tư năng động tất cả đã góp phần tạo nên mức tăng trưởng FDI kỷ lục trong các năm qua. Năm 2018 FDI vào Việt Nam cao hơn dòng FDI vào tất cả các nước ASEAN trừ Singapore. Tính theo tỷ lệ phần trăm GDP dòng FDI vào Việt Nam đã vượt cả dòng FDI vào Trung Quốc và Ấn Độ cũng như vào tất cả các nước ASEAN lớn trừ Malaysia. Năm 2017 Việt Nam đã có mức giải ngân FDI kỷ lục đạt 17 5 tỷ USD trong bối cảnh dòng FDI trên phạm vi toàn cầu sụt giảm 23 UNTCTAD 2018 . Những thành tựu trên là rất đáng khích lệ song Việt Nam còn có thể tận dụng tốt hơn dòng vốn FDI và thúc đẩy sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước để tạo được tác động lan tỏa và nâng cao giá trị gia tăng cho khu vực kinh tế trong nước. Nhận biết những cơ hội này báo cáo Việt Nam Tầm nhìn 2035 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải dịch chuyển lên trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng việc tập trung xây dựng chuỗi liên kết .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN