tailieunhanh - Những nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát triển du lịch tại khu di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn

Bài viết Những nỗ lực trong công tác bảo tồn và phát triển du lịch tại khu di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn trình bày giá trị văn hoá của khu di sản và tính đặc thù của nó; Sự tăng trưởng khách tham quan tại khu di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn. | NHỮNG NỖ LỰC TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI KHU DI SẢN VĂN HOÁ THẾ GIỚI MỸ SƠN Lê Xuân Tiến EFFORTS IN TOURISM SAFEGUARDING AND DEVELOPMENT IN MY SON WORLD CULTURAL HERITAGE AREA Abstract In 15 years of being World Cultural Heritage from a very low starting point with particularities of the heritage My Son today though does not satisfy the increasingly diverse needs of tourists the quality of service has improved a lot in comparison to those 15 years ago. Also its heritage safeguarding is conducted in a more scientific manner forming a tourism space in which the surrounding communities together develop tourism and safeguard heritages. I. Giá trị văn hoá của khu di sản và tính đặc thù của nó Mỹ Sơn là hệ thống đền thờ thần của các vương triều Champa có lịch sử kéo dài từ thế kỷ IV đến thế kỉ XIII. Cuối thế kỷ thứ IV theo lời một văn bia vị vua thời đó đã dâng toàn bộ vùng đất được giới hạn bởi 4 ngọn núi xung quanh cho khu thần với lời kêu gọi hãy dâng cúng vào đây và không xâm hại bất kỳ cái gì trong thung lũng này. Ông dựng vào đây một ngôi đền gỗ và thờ thần Shiva. Từ đó về sau cứ mỗi một vị vua sau khi lên ngồi đều đến đây dâng cúng đền thờ và cầu nguyện thần linh. Đến cuối thế kỉ thứ V trong một trận hoả hoạn không biết lý do đã thiêu cháy các ngôi đền gỗ và Mỹ Sơn rơi vào quên lãng lần thứ nhất. Đến cuối thế kỉ thứ VII sau khi ổn định đất nước một vị vua khác đã cho khôi phục lại Mỹ Sơn. Bây giờ chúng ta có kiến trúc từ thế kỉ VIII đến thế kỉ thứ XIII của Mỹ Sơn bằng gạch và đá. Sau thế kỉ thứ XIII các vương triều Champa không tiếp tục xây đền thờ ở đây nữa khi kinh đô được dời dần vào phía Nam. Mỹ Sơn rơi vào quên lãng lần thứ hai. Năm trăm năm sau năm 1895 người Pháp tìm ra Mỹ Sơn. Năm 1904 các nhà nghiên cứu người Pháp phối hợp với nhau thông báo trên tạp chí Viễn Đông của Viện Viễn Đông Bác cổ về văn hoá Champa cổ trong đó trọng tâm là Mỹ Sơn. Mỹ Sơn trở lại cuộc đời với những giá trị lịch sử của nó. Theo thông kế của các nhà khoa học .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN